Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Hội đồng nhân dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 29 - 33)

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định chung trong Hiến pháp hiện hành, được cụ thể hóa một bước và phân chia riêng đối với từng cấp HĐND ở Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. HĐND thực hiện những nhiệm vụ, sử dụng những quyền hạn theo phân cấp quản lý bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương.

Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND các cấp được quy định cụ thể trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Hiện nay chúng ta đang thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phường ở một số nơi. Theo đó nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những nơi thí điểm bỏ HĐND được quy định rõ trong Nghị quyết 725/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009.

1.3.1. Đối với HĐND cấp tỉnh

* Trong lĩnh vực kinh tế, HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

quy định tại Điều 11 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

thao, HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 12 Luật tổ

chức HĐND và UBND 2003.

* Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường,

HĐND tỉnh thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 13 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003.

* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, HĐND tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 14 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003.

* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo,

HĐND tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003.

* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, HĐND tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 16 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003.

* Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới

hành chính, HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 17

Luật tổ chức HĐND và UBND 2003.

1.3.2. Đối với HĐND cấp huyện

* Trong lĩnh vực kinh tế, HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã

hội và đời sống, HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại

Điều 20 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường,

HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 22 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo,

HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 23 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới

hành chính, HĐND huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều

25 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

1.3.3. Đối với HĐND cấp xã

* Trong lĩnh vực kinh tế, HĐND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ,

quyền hạn quy định tại Điều 29 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. * Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, thông tin,

thể dục thể thao, bảo vệ tài nguyên, môi trường, HĐND xã, thị trấn thực hiện

những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 30 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, HĐND

xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 31 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong việc thực hiệnchính sách dân tộc và chính sách tôn giáo,

HĐND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 32 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, HĐND xã, thị trấn thực hiện

những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 33 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Trong việc xây dựng chính quyền địa phương, HĐND xã, thị trấn

thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 34 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* HĐND phườngthực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Luật này và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 35 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

Vai trò quan trọng của HĐND với vị trí là một cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến pháp 1946 và cho tới nay vẫn giữ nguyên vị trí quan trọng đó.

Khắc phục việc giao nhiệm vụ, quyền hạn mang tính bao quát chung như trước đây, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ quyền hạn một cách sát thực, chi tiết hơn cho HĐND ở mỗi cấp, mỗi địa bàn cụ thể. Theo đó nhiệm vụ quyền hạn của HĐND các cấp ở vùng đô thị, vùng hải đảo, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn như HĐND ở vùng nông thôn, còn có thêm nhiệm vụ, quyền hạn quyết định các vấn đề thuộc về lĩnh vực đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được quy định trong luật này. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND trên các lĩnh vực nhằm thể hiện rõ sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất giữa hai thiết chế HĐND và UBND hợp thành chính quyền địa phương. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Việc vừa quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở mỗi cấp, vừa quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn cho HĐND và UBND ở cấp đó, theo hướng chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, giảm dần xuống cấp huyện đến cấp xã sẽ tránh tình trạng dồn việc về cấp cơ sở trong khi khả năng đáp ứng yêu cầu của chính quyền cấp này còn nhiều mặt hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Hội đồng nhân dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)