e) Vấn đề về dải núi ngầm tại Điều 76(6)
2.4.3. Các phán quyết của ICJ về phân định ranh giới ngoài thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện
các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện
ICJ là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc (Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc). ICJ với sứ mệnh giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia và giúp các tổ chức quốc tế hoạt động có hiệu quả, đã có những đóng góp to lớn trong việc khẳng định vai trò của Luật Quốc tế trong quan hệ quốc tế cũng như vào quá trình phát triển của Luật Quốc tế nói chung và sự phát triển luật biển nói riêng. Bằng việc giải thích Luật Quốc tế thực định và áp dụng chúng và hoàn cảnh đặc thù, các quyết định của Toà đã làm sáng tỏ thêm luật biển quốc tế.
Các bản án và phán quyết của toà trong các vụ án về thềm lục địa là cơ sở pháp lý cho các quốc gia cũng như cho Việt Nam trong việc xác định ranh giới thềm lục địa của nước mình. Trong vụ Thềm lục địa biển Bắc 1969, Thềm lục địa Tuynidi/Libi 1982, Thềm lục địa Libi/Malta 1985, phân định biên giới biển trong vịnh Maine 1984, Toà đã đưa ra và làm rõ khái niệm công bằng, về nguyên tắc và
tiêu chuẩn công bằng trong việc phân định thềm lục địa như: nguyên tắc đất thống
trị biển; nguyên tắc không làm hại toàn bộ địa lý; nguyên tắc tôn trọng tất cả các hoàn cảnh hữu quan trong phân định…[20]
Không những đã chỉ rõ được bản chất pháp lý của thềm lục địa, trong vụ Thềm lục địa Biển Bắc - phân chia thềm lục địa giữa CHLB Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Toà đã khẳng định nguyên tắc phân định phải được coi trọng đó là nguyên tắc công bằng. Toà đã nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng và những yếu tố phải được xem xét tới như:
+ Yếu tố địa chất (phụ thuộc về địa chất của các nước ven bờ); + Yếu tố địa lý (hình dạng bờ biển);
+ Sự thống nhất của các mỏ;
+ Tỉ lệ giữa bề rộng thềm lục địa với chiều dài bờ biển.
Nguyên tắc công bằng chính là nguyên tắc được Công ước 1982 ghi nhận như là nguyên tắc mang tính quyết định trong việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau nhưng Công ước không chỉ rõ thế nào được coi là công bằng. Nhờ thông qua hoạt động xét xử và các phán quyết của mình, ICJ đã chỉ ra và làm rõ những yếu tố để đi đến một giải pháp công bằng trong phân định: Công bằng ở đây không có nghĩa là nhất thiết phải bằng nhau.
Nguyên tắc công bằng trong phân định còn được Toà nhấn mạnh và làm rõ trong các vụ phân định thềm lục địa sau này. ICJ tại phán quyết về thềm lục địa Tuynidi/ Libyan Arab Jamahiriya (Libi) ngày 24 tháng 2 năm 1982 bên cạnh những
nguyên tắc và quy định của Luật Quốc tế có thể dùng cho việc phân định, đã nêu ra những hoàn cảnh hữu quan cần xem xét tới nhằm đưa đến một giải pháp công bằng. Trong vụ phân định biên giới biển trong vụ Maine 1984, Tòa án đã đi đến kết luận để đạt được một giải pháp công bằng cần phải xem mỗi trường hợp phân định như là một “Unicum”, có nghĩa đó là một hoàn cảnh đặc thù, không giống với các trường hợp khác, và đòi hỏi phải có một giải pháp đặc thù. Theo Toà, thực tiễn hoạch định căn cứ theo nguyên tắc công bằng là xem xét tới mọi hoàn cảnh hữu quan để tìm ra được một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận.
Tiếp đó trong phán quyết thềm lục địa Libi/Malta 3/6/1985, một lần nữa những yếu tố và hoàn cảnh hữu quan để đưa tới một giải pháp phân định công bằng lại được Toà đề cập tới.
Tuy các vụ phân định thềm lục địa trên có sự khác nhau về chủ thể cũng như những điều kiện đặc thù nhưng nguyên tắc công bằng vẫn là nguyên tắc cơ bản được Toà nêu ra trong khi xem xét việc phân định.
Có thể nhận thấy, khác với phân định lãnh hải, Công ước 1982 không đưa ra một phương pháp phân định cụ thể nào về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Thay vào đó, Công ước nhấn mạnh đến 2 nguyên tắc: “trên cơ sở luật pháp quốc tế” và “giải pháp công bằng”. Như vậy, Công ước đã mở ra khả năng áp dụng rộng rãi tất cả các nguồn của luật pháp quốc tế liên quan đến vấn đề này, kể cả tập quán quốc tế cũng như các án lệ quốc tế và thực tiễn phân định giữa các quốc gia, để đạt được “thoả thuận”. Tuy nhiên, đối với “giải pháp công bằng” - một quy định hết sức trừu tượng và mang tính định hướng, Công ước không giải thích rõ thế nào là công bằng. Thực tiễn phân định của các quốc gia và các án lệ quốc tế sau năm 1982 cho thấy không có một tiêu chí cụ thể và duy nhất nào về “giải pháp công bằng”. Trong mỗi trường hợp phân định cụ thể, “giải pháp công bằng” được coi là giải pháp mà các bên hữu quan có thể chấp nhận được sau khi xem xét tất cả các yếu tố liên quan trong khu vực phân định và áp dụng linh hoạt các quy định về phân định. Ngoài ra,
thực tiễn quốc tế cũng cho thấy không có một giới hạn pháp lý nào trong việc xác định các yếu tố liên quan. Các yếu tố này có thể bao gồm:
- Các đặc điểm địa lý, địa mạo, địa chất; - Sự hiện diện của mỏ tài nguyên;
- Tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển và diện tích thềm lục địa; - Sự hiện diện của đảo;
- Điểm mút biên giới đất liền;
- Sự hiện diện của các đường đặc nhượng hay đường cấp phép thăm dò, khai thác dầu khí hay các tài nguyên khác;
- Yếu tố quốc gia bất lợi về địa lý, - Lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh…; - Truyền thống đánh cá;
- Giao thông hàng hải; - Yếu tố văn hoá;
- Các quyền lợi chính đáng khác, v.v...
Án lệ quốc tế trong lĩnh vực phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho thấy có sự ưu tiên xem xét các đặc trưng về địa lý, trong đó ba yếu tố thường được ưu tiên và có ảnh hưởng nhiều đến giải pháp phân định là:
- Hình thái bờ biển, - Sự hiện diện của đảo,
- Tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển và diện tích thềm lục địa [10].
Theo những yếu tố và hoàn cảnh hữu quan được đề cập trong các phán quyết này của Toà, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc phân định thềm lục địa với các nước láng giềng. Với những đặc điểm về địa lý như thềm lục địa tự nhiên trải dài,
các yếu tố về mặt địa chất, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để giành được phần nhiều hơn khi phân định.
Đối với những khu vực mà bờ ngoài thềm lục địa tự nhiên Việt Nam mở rộng quá 200 hải lý từ đường cơ sở có sự chồng lấn với các nước láng giềng, có thể căn cứ vào các đặc điểm địa lý, địa chất để đi tới một giải pháp phân định công bằng và đảm bảo quyền lợi cho Việt Nam. Chính sự giải thích về nguyên tắc công bằng và các hoàn cảnh hữu quan cần xem xét khi phân định mà ICJ đã đưa ra trong các phán quyết về thềm lục địa sẽ tạo nên cơ sở pháp lý cho Việt Nam khi xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào những lợi thế về địa chất và địa lý làm căn cứ cho việc phân định thềm lục địa khi ngồi vào bàn đám phán với các bên hữu quan.
Ngay cả tại những vùng chồng lấn mà khoảng cách giữa bờ biển hai nước chưa tới 400 hải lý, khi mà Toà đã khẳng định nguyên tắc đặc điểm và sự kéo dài tự nhiên không được xem xét làm tiêu chuẩn phân định trong trường hợp này, thì các yếu tố địa chất và địa lý… cũng như hoàn cảnh hữu quan vẫn có vai trò nhất định. Như trong vụ Thềm lục địa giữa Libi/Malta, vì khoảng cách giữa bờ biển hai nước chưa tới 400 hải lý nên Toà đã không ghi nhận nguyên tắc sự kéo dài tự nhiên là tiêu chuẩn phân định. Nhưng giải pháp cuối cùng Toà đưa ra vẫn có xem xét tới
hoàn cảnh hữu quan và các yếu tố địa chất… Theo đó: “Trước hết vạch một đường
trung tuyến sau đó căn cứ vào các hoàn cảnh hữu quan và các yếu tố nêu trên mà tiến hành điều chỉnh đối với đường này để đi đến một giải pháp công bằng” [52].
Tại những vùng thềm lục địa trải dài, dù có sự chồng lấn giữa Việt Nam và bên hữu quan khi bờ biển cách nhau chưa tới 400 hải lý, chúng ta vẫn sẽ dành được ưu thế nhất định khi viện dẫn được những yếu tố về sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa nước mình. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các quy định của Công ước, áp dụng các thoả thuận đã phân định với các quốc gia trong khu vực, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ khả năng và lợi thế để vận dụng tối đa các thực tiễn pháp lý quuốc tế từ các phán quyết của Toà để mở rộng thềm lục địa nước mình. Nếu biết tận dụng
hiệu quả các căn cứ này, nước ta sẽ giành được những thành quả quan trọng trong việc xác định và khẳng định quyền chủ quyền của nước mình ở thềm lục địa.
Chương III