Giai đoạn 1: Kiểm tra tính khả thi của ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đạị (Trang 77 - 79)

e) Vấn đề về dải núi ngầm tại Điều 76(6)

2.3.2. Giai đoạn 1: Kiểm tra tính khả thi của ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý

trạng chuẩn bị cũng như ngày dự kiến gửi bản đệ trình phù hợp với quy định của Điều 76 Công ước và Bộ Quy tắc về thủ tục cũng như Bản Hướng dẫn về Khoa học và Kỹ thuật của CLCS. Tuy nhiên, những thông tin sơ bộ như vậy sẽ không được xem xét bởi Ủy ban [43].

Quy tắc số 45 về các thủ tục của CLCS cũng đã nhắc lại quy định này. Trong đó Quy tắc quy định rõ thời điểm Uỷ ban bắt đầu nhận các đệ trình của các nước ven biển là từ ngày 13 tháng 5 năm 1999. Cùng với việc đệ trình yêu cầu mở rộng thềm lục địa ra ngoài ranh giới 200 hải lý, quốc gia ven biển phải cung cấp các dữ liệu địa lý, địa chất, các căn cứ pháp lý theo điều 76 Công ước để Uỷ ban xem xét. Đồng thời, Quốc gia ven biển phải cung cấp tên của tất cả các thành viên của Uỷ ban, các chuyên gia đã cho ý kiến tư vấn về khoa học kỹ thuật cho đơn yêu cầu (Điều 4 Phụ lục II Công ước)

Theo Bản Hướng dẫn của Uỷ ban, nội dung quan trọng nhất của việc đệ trình chính là báo cáo về các số liệu địa chất, địa lý, các sơ đồ, bản đồ để chứng minh bờ ngoài rìa lục địa của quốc gia ven biển vượt quá 200 hải lý. Đồng thời, Uỷ ban cũng quy định cụ thể về trình tự lập, trình báo cáo và các phương pháp, cách thức, các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật mà các quốc gia phải tuân thủ khi chứng minh luận điểm trên. Các yêu cầu về trình tự này được Uỷ ban quy định cụ thể như sau:

2.3.2. Giai đoạn 1: Kiểm tra tính khả thi của ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải

Trước khi trình bày ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý của mình trước Uỷ ban, quốc gia ven biển cần phải chứng minh được rằng mình có quyền mở thềm lục địa ra ngoài 200 hải lý. CLCS gọi việc đó là “kiểm tra tính khả thi của ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý”. Để thực hiện cuộc kiểm tra này, quốc gia phải chứng minh cho Uỷ ban thấy rằng đáy biển thuộc phần kéo dài của lãnh thổ lục địa ra đến bờ ngoài rìa lục địa của mình vượt quá giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Nếu quốc gia ven biển không chứng minh được đáy biển thuộc phần kéo dài của lãnh thổ lục địa ra đến bờ ngoài của rìa lục địa của mình vượt quá giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở, thì quốc gia đó chỉ có thể vạch ranh giới thềm lục địa theo tiêu chuẩn khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở và không có nghĩa vụ trình bày ranh giới đó trước Uỷ ban, cũng như Uỷ ban không có quyền bình luận về ranh giới đó.

Để thực hiện cuộc kiểm tra này, CLCS sẽ luôn luôn sử dụng các quy định của Điều 4(a)(i) và (ii), cũng như khoản 4(b). Có thể mô tả phương thức kiểm tra của Uỷ ban như sau: nếu vạch một đường nối các điểm cách chân dốc lục địa 60 hải lý, hoặc vạch một đường đi qua các điểm mà tại đó độ dày của đá trầm tích ít nhất đạt tới 1% khoảng cách gần nhất từ điểm đó tới chân dốc lục địa, hoặc kết hợp sử dụng cả hai đường nói trên mà cho một ranh giới vượt ra ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở, thì quốc gia ven biển có quyền áp dụng các khoản từ 4 đến 10 của Điều 76 của Công ướcđể xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình và đệ trình ranh giới đó lên Uỷ ban.

Theo Bản Hướng dẫn của Uỷ ban, một số bước sau đây có thể bị bắt buộc thực hiện bởi các quốc gia ven biển để quyết định giới hạn ngoài của thềm lục địa theo khoản 4 tới 6 [57]:

- Đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải (theo Phần II của Công ước)

- 200 hải lý từ đường cơ sở

- Chân dốc : điểm thay đổi độ sâu rõ nét nhất ở nền dốc

- Các điểm nơi tỷ lệ x = Độ dày của đá trầm tích = 0.01 khoảng cách tới

chân dốc

Khoảng cách tới chân dốc

- 60 hải lý vuợt quá chân dốc

- Đường đẳng sâu 2500 m

- 100 hải lý vuợt quá đường đẳng sâu 2500 m.

Sau khi đã có các số liệu và xác định được các đường cần thiết trên, quốc gia ven biển sẽ thực hiện một quy trình kỹ thuật gồm 3 bước sau đây để xác định được ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng ra ngoài 200 hải lý như sau :

Bước 1: Vạch đường nối các điểm được quy định trong Điều 76 Điều 4(a)(i) (tức là đường dựa theo độ dày của đá trầm tích) và đường nối các điểm quy định trong khoản 4(a)(ii) (tức là đường cách chân dốc lục địa 60 hải lý), sau đó kết hợp cả hai đường nói trên để vạch ra đường vòng cung ngoài cùng (Uỷ ban gọi đó là ranh giới thềm lục địa theo công thức; gọi tắt là đường công thức);

Bước 2: Vạch đường cách đường cơ sở 350 hải lý và đường cách đường đẳng sâu 2500 m một khoảng cách là 100 hải lý, sau đó kết hợp cả hai đường đó để vạch ra đường vòng cung ngoài cùng (Uỷ ban gọi là đường giới hạn mà ranh giới ngoài của thềm lục địa không được vượt quá; gọi tắt là đường giới hạn);

Bước 3: Đối chiếu đường công thức với đường giới hạn, đoạn nào của

đường công thức vượt ra ngoài đường giới hạn thì ranh giới thềm lục địa được xác định theo đường giới hạn; đoạn nào của đường công thức nằm phía trong đường giới hạn thì ranh giới thềm lục địa lấy theo đường công thức [39].

Sau khi thực hiện các bước cần thiết này, quốc gia ven biển sẽ xác định một đường cuối cùng phù hợp với các tiêu chuẩn tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 76 Công ước là ranh giới ngoài thềm lục địa của nước mình để đệ trình lên Uỷ ban xem xét. Từ việc xác định ranh giới ngoài này và bằng các dữ liệu khoa học kỹ thuật kèm theo, quốc gia ven biển sẽ chứng minh cho tính khả thi của ranh giới ngoài thềm lục địa ngoài 200 hải lý của mình trước Uỷ ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đạị (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)