Vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia phía Tây Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đạị (Trang 124 - 125)

Khoảng cách giữa bờ biển của lục địa hai nước trong khu vực này khoảng 205 hải lý. Vùng chồng lấn rộng khoảng 2.800 km2. Nếu căn cứ vào đường cơ sở thẳng của Việt Nam tuyên bố vào năm 1982 và đường cơ sở thẳng của Malaysia để vạch đường trung tuyến thì diện tích vùng chồng lấn có thể lên đến 4.100 km2 so với diện tích 2.800km2.

Mặc dù hiện nay hai nước tạm thời chưa chưa bàn về việc phân định để tiếp tục thực hiện thoả thuận khai thác chung tài nguyên trong khu vực chồng lấn nhưng trong tương lai không xa hai bên cần đàm phán phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Căn cứ vào quy tắc pháp luật quốc tế và các hoàn cảnh địa lý cụ thể của khu vực chồng lấn, một giải pháp phân định được đề xuất như sau:

- Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bằng một đường phân định đơn nhất: Do khoảng cách giữa bờ biển và các đảo của hai bên chưa tới 400 hải lý, cùng nằm trên một thềm lục địa thuần nhất và hơn nữa, yêu sách của hai bên đều dựa trên đường trung tuyến tức là dựa trên tiêu chuẩn khoảng cách nên đối với trường hợp cụ thể này ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là một đường đơn nhất. Đề xuất này cũng hoàn toàn phù hợp với một thực tiễn có hoàn cảnh tương tự là trường hợp phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam - Thái Lan năm 1997.

- Chia đôi vùng chồng lấn hiện có là giải pháp phân định công bằng cho cả hai bên: Mục đích cuối cùng của phân định là phân chia công bẳng quyền lợi do quyền chủ quyền của quốc gia trong khu vực phân định đem lại. Việc chia đôi diện tích vùng chồng lấn hiện có giữa hai bên là một giải pháp phân định công bằng hai bên dễ chấp nhận.

- Đường chia cụ thể sẽ là đường cách đều đường ranh giới yêu sách của hai

bên, đảm bảo mỗi bên được 1400 km2

vùng chồng lấn [18]. Đường phân định này sẽ là ranh giới ngoài của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam xác định được ở vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia ở Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đạị (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)