1.3. Đƣờng lối xử lý đối với tội buôn lậu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
1.3.2. Phạm tội buôn lậu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 153 Bộ luật
Điều 153Bộ luật hình sự 1999
Khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 là khung tăng nặng đầu tiên của tội buôn lậu, nếu phạm tội theo khoản 2 Điều 153 thì “bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm”. Người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị xử lý theo khung
hình phạt này khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
Phạm tội có tổ chức: Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Theo đó có thể thấy rằng đây là trường hợp có đồng phạm và có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Theo khoản 5.1 Điều 5 Nghị
quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, sẽ được coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi đáp ứng hai điều kiện:
“a, Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích.
b, Người phạm tội đều lấy việc phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.
Ví dụ: A không có việc làm nên không có tiền nuôi sống bản thân và gia đình, A cùng với bạn của mình là B chuyên đi mua vải từ Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam để buôn bán kiếm lời. Đây là nghề sinh sống của A và lợi nhuận từ việc buôn lậu vải là nguồn sống chính của gia đình A. Trường hợp này chính là trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Tái phạm nguy hiểm: Khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự 1999 có quy
định về trường hợp tái phạm nguy hiểm được hiểu là trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi buôn lậu mà các tình tiết tăng nặng có khung hình phạt ở mức từ bảy năm tù trở lên hoặc người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích nay lại thực hiện hành vi buôn lậu.
Ví dụ: A đã bị kết án về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 (phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý), sau khi ra tù (chưa được xóa án tích), A đã tiến hành nhập lậu pháo từ Trung Quốc về Việt Nam với giá trị hàng phạm pháp là sáu trăm triệu đồng, thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự (khung hình phạt từ bảy năm tù đến mười lăm năm tù). Trong tình huống này A được xác định là tái phạm nguy hiểm.
Vật phạm pháp có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng:
Trường hợp phạm tội này xác định cần căn cứ vào giá trị hàng phạm pháp mà người phạm tội buôn bán trái phép qua biên giới. Nếu hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng là hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999.
Tuy nhiên, khi xác định giá trị hàng phạm pháp các cơ quan tiến hành tố tụng cần căn cứ vào giá trị thật của hàng phạm pháp. Giá trị thật của hàng phạm pháp là theo giá trị thị trường ở nơi xảy ra tội phạm vào thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm, bởi lẽ trách nhiệm hình sự là trách nhiệm khi người phạm tội thực hiện hành vi. Nếu hàng phạm pháp là những hàng hoá không phải hàng cấm, nhưng chưa được lưu thông trên thị trường hoặc hàng hoá khó xác định giá trị thật thì phải trưng cầu giám định.
Hàng cấm có số rất lượng lớn: Qua thực tiễn xét xử, nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự về một số trường hợp tương tự, tham khảo các văn bản đã hướng dẫn hoặc sắp hướng dẫn, có thể căn cứ vào một trong các cách tính như sau:
- Đối với hàng cấm là thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài, thì số lượng từ 5.000 bao đến dưới 15.000 bao là hàng cấm có số lượng rất lớn;
- Đối với trường hợp hàng cấm là các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, thì từ 5 đến dưới 10 hiện vật là hàng cấm có số lượng rất lớn;
- Đối với trường hợp hàng cấm là đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì từ100 đến dưới 500 sản phẩm là hàng cấm có số lượng rất lớn;
- Đối với trường hợp hàng cấm là các loại pháo, thì từ 90kg đến dưới 300kg là hàng cấm có số lượng rất lớn.
Tuy nhiên, cách tính trên cũng chỉ là ước lệ có tính chất tương đối, vì chính sách kinh tế thường xuyên thay đổi, nên hàng cấm hay không cấm cũng thường xuyên thay đổi
Thu lợi bất chính lớn: Thu lợi bất chính lớn là số tiền lời mà người phạm tội thu được do hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới.
Khi xác định tình tiết này, cần căn cứ vào tình tiết quy định tại điểm d của khoản này. Nếu vật phạm pháp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự, thì khoản lợi bất chính thu được từ số hàng phạm pháp từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng chính là khoản thu lợi bất chính lớn.
Lợi dụng chiến tranh để buôn lậu: Lợi dụng chiến tranh để phạm tội
buôn lậu là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng hoàn cảnh có chiến tranh để thực hiện tội buôn lậu. Việc thực hiện tội phạm do lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh có thể được thuận lợi hơn, khó bị phát hiện hoặc có thể thu lợi bất chính lớn hơn.
Lợi dụng hoàn cảnh thiên tai để buôn lậu: Lợi dụng hoàn cảnh thiên tai
để phạm tội buôn lậu là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng thiên tai để thực hiện buôn lậu.
Thiên tai là những tai hoạ do thiên nhiên gây ra, thiên tai bao giờ cũng gây ra những khó khăn cho xã hội. Những khó khăn này phải đáng kể nếu không nói là đặc biệt, như bị bão lụt, bị động đất.
Ví dụ: Trong đợt bão lũ, A đã lợi dụng việc chuyển hàng cứu trợ cho những người dân vùng lũ để chuyên chở hàng cấm, hàng lậu với mục đích mua bán kiếm lời.
Lợi dụng dịch bệnh để buôn lậu: Lợi dụng dịch bệnh để phạm tội buôn
lậu là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng những khó khăn do dịch bệnh gây nên để thực hiện hành vi buôn lậu.
Người phạm tội lợi dụng dịch bệnh để buôn lậu chủ yếu đối với các mặt hàng liên quan đến việc khắc phục dịch bệnh nhằm thu lợi bất chính cao hơn như: thuốc chữa bệnh, các phương tiện, dụng cụ dùng cho việc khắc phục hậu quả của dịch bệnh.
Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội:
Ngoài khó khăn thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh gây nên, còn có những khó khăn đặc biệt khác. Những khó khăn này, có thể xảy ra ở từng nơi, vào từng lúc. Có thể xảy ra ở một địa bàn rộng, nhưng cũng có thể xảy ra ở một làng, một xã, một cơ quan, xí nghiệp trường học v.v..
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để kiểm tra hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh (nhân viên hải quan) hay trong tuần tra, kiểm soát tại khu vực biên giới, hải đảo (Bộ đội biên phòng, cán bộ công an cửa khẩu…) để thực hiện hành vi phạm tội.
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là trường hợp nhân viên của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài lợi dụng các quyền ưu tiên miễn trừ khi qua các cửa khẩu để thực hiện hành vi phạm tội.
Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội đã có ít nhất hai lần thực hiện hành vi buôn lậu và mỗi lần đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự [37].
Ví dụ: A cùng đồng bọn đã nhiều lần buôn lậu thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam nhưng chưa lần nào bị phát hiện và đưa ra xét xử, sau đó trong một lần đang đưa hàng từ Campuchia về Việt Nam, A cùng đồng bọn đã bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt quả tang, thu giữ 10.000 gói thuốc lá ngoại. Trong tình huống này A và đồng bọn thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần.
Gây hậu quả nghiêm trọng: Việc xác định hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng (theo khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999) hay đặc biệt nghiêm trọng (theo khoản 4 Điều 154 Bộ luật hình sự 1999) không chỉ căn cứ vào số tiền thu lợi bất chính do hành vi buôn lậu gây ra, ví dụ: làm mất cân đối cung cầu hay gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp nhà nước, làm ảnh hưởng xấu tới các quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước, làm rối loạn thị trường. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi buôn lậu gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội
1.3.3. Phạm tội buôn lậu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3
Điều 153Bộ luật hình sự 1999
Khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 là khung tăng nặng thứ hai của tội buôn lậu, nếu phạm tội theo khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 thì “bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Người thực hiện hành vi phạm tội sẽ
Vật phạm pháp có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: Trường
hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 của điều luật, chỉ khác nhau ở chỗ: giá trị vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng. Khi xác định giá trị vật phạm pháp, cũng phải căn cứ vào giá trị thật của hàng phạm pháp. Giá trị thật của hàng phạm pháp là theo giá trị thị trường ở nơi xảy ra tội phạm vào thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm, bởi lẽ trách nhiệm hình sự là trách nhiệm khi người phạm tội thực hiện hành vi. Nếu hàng phạm pháp là những hàng hoá không phải hàng cấm, nhưng chưa được lưu thông trên thị trường hoặc hàng hoá khó xác định giá trị thật thì phải trưng cầu giám định.
Hàng cấm với số lượng đặc biệt lớn: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 của điều luật, chỉ khác nhau ở chỗ: Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn.
Cũng như trường hợp quy định tại điểm đ, tuy chưa có hướng dẫn hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách tính như đã giới thiệu hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn nếu:
- Đối với hàng cấm là thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài, thì số lượng từ 15.000 bao trở lên là hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
- Đối với trường hợp hàng cấm là các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, thì từ 10 hiện vật trở lên là hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
- Đối với trường hợp hàng cấm là đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì từ 500 sản phẩm trở lên là hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
- Đối với trường hợp hàng cấm là các loại pháo, thì từ 300kg trở lên là hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn.
Thu lợi bất chính rất lớn: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như
nhuận do hành vi buôn lậu mà người phạm tội thu được là rất lớn. Cũng như trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 điều luật, Trong khi chưa có hướng dẫn của các cơ quan chức năng, căn vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm này, đối chiếu với một số tội phạm khác, có thể coi thu lợi bất chính rất lớn nếu người phạm tội buôn lậu thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng: Trường hợp phạm tội này cũng tương
tự như trường hợp quy định tại điểm l khoản 2 của điều luật chỉ khác ở chỗ: Hậu quả do hành vi buôn lậu gây ra là hậu quả rất nghiêm trọng.
Hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi buôn lậu gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội.