Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2009 – 2013) (Trang 74 - 80)

chống tội phạm nói chung và tội phạm buôn lậu nói riêng

Đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự quản lý kinh tế an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nói chung và lực lượng Công an nói riêng như Văn kiện của Đảng đã xác định: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ

nghĩa là bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự quản lý kinh tế an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân”[38].

Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng trên các phương diện cơ bản sau:

Thứ nhất, Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu phải gắn với đấu tranh chống tham nhũng

Một trong bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra trong các kỳ Đại hội là nguy cơ tham nhũng và quan liêu. Tham nhũng được hiểu là những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái các quy định của pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, công dân và các doanh nghiệp, làm mất uy tín của Đảng, giảm sút lòng tin của nhân

Buôn lậu đã và đang cùng với tham nhũng là vấn đề “quốc nạn”, giữa tham nhũng và buôn lậu có sự gắn bó chặt chẽ. Bọn tham nhũng che chở, tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu, ngược lại buôn lậu lại nuôi dưỡng tham nhũng. Biểu hiện thực tế của mối quan hệ này là nhiều vụ buôn lậu sẽ không thể trót lọt nếu bọn buôn lậu không bằng cách này hay cách khác mua chuộc, hối lộ những người chức quyền hoặc có trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu để những người này làm ngơ hoặc tiếp tay cho hoạt động buôn lậu. Một số cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để sách nhiễu, đòi hối lộ hoặc trực tiếp tham gia buôn lậu vì họ hiểu rõ các quy định của pháp luật, lợi dụng các sơ hở trong hệ thống pháp luật cũng như chính sách kinh tế của Nhà nước để trục lợi.

Hiện nay, buôn lậu và tham nhũng đã tổ chức thành đường dây và có sự liên kết chặt chẽ. Vì vậy, đấu tranh chống buôn lậu được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Gắn đấu tranh chống buôn lậu và chống tham nhũng là góp phần cho công tác điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu được triệt để và toàn diện hơn. Có thể nói tham nhũng tiếp tay cho buôn lậu và buôn lậu là một trong những điều kiện để tham nhũng phát triển

Thứ hai, phòng, chống tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng phải gắn liền với công cuộc đổi mới và cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Cải cách tư pháp mà trước hết là cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giữ, giam, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra những trường hợp oan sai. Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân phải thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Hệ thống Tòa án nhân dân phải được sắp xếp lại và phân định hợp lý thẩm quyền của Tòa án các cấp. Đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Các cơ quan điều tra và thi hành án phải được tổ chức lại

theo nguyên tắc thu gọn đầu mối. Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội dung sát hợp. Thanh lọc những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm, chuyển đổi công tác những người không đủ năng lực. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, bảo đảm cho dân tiếp xúc dễ dàng với các cơ quan công quyền và có điều kiện kiểm tra cán bộ công chức.

Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu bao gồm hai nội dung cơ bản: phát hiện, điều tra khám phá, xử lý kịp thời khi tội phạm này xảy ra trong xã hội và phòng ngừa, ngăn chặn không để cho tội buôn lậu xảy ra. Như vậy, có hai hướng cơ bản để đấu tranh phòng, chống tội phạm này:

Hướng thứ nhất là tập trung vào việc hạn chế và tiến dần đến thủ tiêu

những hiện tượng xã hội tiêu cực là nguyên nhân của tội buôn lậu. Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính nhân đạo, vừa là mong muốn chung của xã hội loài người, lại tiết kiệm được tiền của, sức lực của Nhà nước, của nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm như chi phí cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo phạm nhân và giải quyết các hậu quả do tội phạm buôn lậu gây ra.

Hướng thứ hai là bằng mọi cách phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh

các trường hợp phạm tội đã hoặc đang xảy ra. Thực tiễn cho thấy, hai phương hướng này rất có hiệu quả trong việc hạn chế mức độ gia tăng của tình hình tội phạm buôn lậu và điều chỉnh tình hình đó theo hướng làm giảm mức độ nguy hiểm nhất cho xã hội khi mà khả năng thực tế chưa cho phép thủ tiêu toàn bộ những nguyên nhân của tội phạm buôn lậu.

Hai nội dung phòng ngừa tội buôn lậu và đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu phòng ngừa tốt sẽ giảm thiểu được những chi phí cho hoạt động đấu tranh, hạn chế mức độ gia

nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Bởi lẽ, bất cứ ai phạm tội đều bị trừng trị và được giáo dục trở thành người có ích cho xã hội sẽ góp phần hạn chế, loại trừ nguyên nhân phạm tội của người bị kết án. Mặt khác, việc Nhà nước quy định hình phạt trong Bộ luật hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội không chỉ tác động trực tiếp đến chính bản thân người phạm tội mà còn tác động đến tâm lý của các thành viên khác trong xã hội. Với sự tác động mang tính răn đe này, hình phạt có mục đích ngăn ngừa, giáo dục những thành viên khác trong xã hội tuân theo pháp luật, từ bỏ ý định phạm tội hoặc thận trọng hơn trong cách xử sự để tránh xử sự của mình trở thành hành vi phạm tội. Ngoài ra, nếu mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật sẽ góp phần động viên, khuyến khích đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh ngăn ngừa và chống tội phạm. Để đạt được mục đích này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: giải pháp khắc phục những vướng mắc trong cơ chế chính sách, pháp luật; giải pháp khắc phục những tiêu cực của tình hình kinh tế - xã hội, pháp khắc phục những tiêu cực của công tác văn hóa, giáo dục; công tác quản lý trật tự quản lý kinh tế, an ninh xã hội, các hoạt động tư pháp.

Thứ ba, phòng, chống tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng là một bộ phận của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu là hoạt động có chủ định của Nhà nước. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu là mọi hoạt động phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động phòng, chống tội phạm phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.

Sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động phòng, chống tội buôn lậu được thể hiện ở chỗ, Nhà nước không chỉ đặt ra mọi điều kiện đảm bảo phòng, chống tội phạm có hiệu quả mà còn đảm bảo cho hoạt động này không gây thiệt hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Có như vậy mới đạt được mục tiêu là chủ động phòng ngừa và phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Như vậy, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng là một bộ phận của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Đây là điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, phòng, chống tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Tình hình tội buôn lậu là hiện tượng xã hội được sinh ra, tồn tại trong chính xã hội, dưới tác động của các hiện tượng xã hội khác. Do vậy, giải quyết tình hình tội phạm buôn lậu phải mang tính xã hội, bằng các biện pháp xã hội. Điều đó có nghĩa là toàn xã hội phải có trách nhiệm tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có các biện pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục… Nếu chỉ giao cho một ngành, một cơ quan thì không thể giải quyết được tình hình tội buôn lậu. Thực tế đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu trong những năm qua cho thấy, phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trên cơ sở kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc, sức mạnh thời đại với sức mạnh của toàn dân, cùng các lực lượng vũ trang nhân dân để chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công liên tục tội phạm mới có thể kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng của tình hình tội buôn lậu.

Trong điều kiện hiện nay, khi tình hình kinh tế - xã hội nước ta còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong nước và nước ngoài, những hiện tượng tiêu cực của xã hội liên tục được sinh ra và đang là những tiền đề làm phát sinh tội phạm trong xã hội thì tổ chức được toàn thể xã hội tham gia tích cực vào việc chủ động phòng ngừa tội phạm.

Thứ năm, phòng, chống tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng phải gắn liền với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong thời kỳ cách mạng. Hai nhiệm vụ này luôn gắn kết và tác động lẫn nhau. Bởi lẽ chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội khi chúng ta bảo vệ được Tổ quốc và ngược lại, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ thực hiện tốt khi đất nước có đủ tiềm lực kinh tế, mà muốn có nó phải trên cơ sở công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu phải gắn với những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phải đặt ra các yêu cầu và điều kiện đảm bảo đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu. Đây là mối quan hệ hữu cơ, tất yếu phản ánh mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại của yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xác định đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội góp phần làm giảm thiểu những tiêu cực xã hội phát sinh, trong đó có những vấn đề liên quan đến tội buôn lậu. Vì vậy, một trong những giải pháp được đặt ra trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này là phải xuất phát từ việc giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là giải pháp chung nhưng rất quan trọng trong tổ chức phòng, chống tội phạm buôn lậu ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2009 – 2013) (Trang 74 - 80)