Những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2009 – 2013) (Trang 54 - 67)

2.3. Thực tiễn xét xử tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2.3.1.Những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật

của pháp luật hình sự trong xét xử tội buôn lậu

Nghiên cứu tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam cho thấy Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 đã quy định khá chi tiết về các dấu hiệu của hành vi buôn lậu, hình phạt được quy định đủ nghiêm khắc và phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, một số tình tiết định tội và định khung hình phạt tăng nặng của Điều 153 Bộ luật hình sự còn tạo ra những khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng và xử lý tội phạm này, thêm vào đó các văn bản hướng dẫn các quy định của Bộ luật hình sự 1999 tại chương XVI - “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, trong đó có tội buôn lậu không đầy đủ làm các cơ quan áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng điều luật này.

Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự hiện nay, một số tình tiết định tội và tình tiết định khung hình phạt tăng nặng đã và đang gây ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Đó là các tình tiết được quy định tại: Điểm c khoản 1: “Hàng cấm có số lượng lớn...”; điểm đ, điểm e, điểm l khoản 2 lần lượt quy định các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng: “Hàng cấm có số

lượng rất lớn”, “Thu lợi bất chính lớn”, “Gây hậu quả nghiêm trọng”; điểm b,

điểm c, điểm d khoản 3 quy định các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng: “Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn”, “Thu lợi bất chính rất lớn”, “Gây hậu

quả rất nghiêm trọng”, điểm b, điểm c khoản 4 quy định các tình tiết định

khung hình phạt tăng nặng: “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn”, “Gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng”. Đối với việc xác định các tình tiết nói trên, thực tế

đấu tranh chống tội phạm buôn lậu cho thấy việc xác định cụ thể những tình tiết này gặp rất nhiều khó khăn.

2.3.1.1. Những vướng mắc trong việc áp dụng đối với tình tiết hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn

Trên thực tế, theo quy định tại Phụ lục 1- Danh mục hàng hóa, dịch vụ

cấm kinh doanh (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ) bao gồm rất nhiều loại hàng cấm tuy nhiên thế

nào là hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn lại không có một văn bản nào hướng dẫn cách xác định cụ thể.

Riêng đối với hàng cấm là pháo nổ, tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC “Hướng dẫn việc truy cứu trách

nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo” có hướng dẫn cụ thể việc xác định thế

nào là buôn lậu pháo nổ với số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn. Tại các khoản 2.3, 2.5 Điều 2 Mục III của Thông tư liên tịch này có quy định như sau:

“...2.3. Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 10kg đến dưới 50 kg (được coi là số lượng lớn)... thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 tương ứng của Điều 153 Bộ luật hình sự 1999.

2.4. Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 50kg đến dưới 150 kg (được coi là số lượng rất lớn)... thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 tương ứng của Điều 153 Bộ luật hình sự 1999.

2.5. Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 150 kg trở lên (được coi là số lượng đặc biệt lớn)... thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 tương ứng của Điều 153 Bộ luật hình sự 1999”.

Tuy nhiên đối với những loại hàng cấm khác trong Danh mục hàng hóa,

dịch vụ cấm kinh doanh (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ) vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn thế nào là số

lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Điều này làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn khi xem xét, xác định đối với các loại hàng cấm khác.

Trong thời gian tới các nhà lập pháp cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cách xác định đối với những loại hàng cấm đó làm cơ sở cho việc áp dụng trong thực tiễn, tôi sẽ đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này trong chương 3.

2.3.1.2. Những vướng mắc trong việc áp dụng đối với tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn

Cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cách xác định tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn đối với tội buôn lậu nên có nhiều ý kiến cho rằng các nhà lập pháp nên bỏ tình tiết này vì việc quy định như vậy là không có tính khả thi, hơn nữa trong hầu hết các vụ án buôn lậu thì việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội chủ yếu căn cứ vào số lượng và giá trị hàng phạm pháp chứ ít khi xác định dựa trên tình tiết thu lợi bất chính. Trong những năm gần đây đã có không ít những vụ buôn lậu lớn bị phát hiện và đã đưa ra xét xử như: Tân Trường Xanh, Anh Lâm, Mỹ Phượng, Mai Văn Huy, vụ công ty Thiên Lợi Hòa...các cơ quan tiến hành tố tụng không thể xác định số tiền thu lợi bất chính là bao nhiêu mà chỉ tính được giá trị hàng phạm pháp.

Ví dụ: Trong vụ án buôn lậu đường cát của công ty Minh Phương có thể thấy rõ việc các cơ quan tiến hành tố tụng không các định được số tiền thu lợi bất chính của những kẻ phạm tội là bao nhiêu mà chỉ có thể xác định được số lượng và giá trị hàng phạm pháp, cụ thể như sau: Tại bản án số 38/2010/HSST ngày 05/9/2010 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã xác định về hành vi buôn lậu đường cát trong vụ án như sau: Năm 2005, Nguyễn Thị Ngọc Minh và Nguyễn Huy Phương thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Minh Phương (Công ty Minh Phương do Nguyễn Thị Ngọc Minh làm giám đốc, Nguyễn Huy Phương làm phó giám đốc). Năm 2006, Minh và Phương thành lập công ty cổ phần du lịch Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn do Nguyễn Huy Phương làm phó giám đốc) để tiếp tục kinh

doanh đường cát. Từ năm 2009 do phía Trung Quốc quản lý xuất nhập khẩu đường cát bằng hạn ngạch, doanh nghiệp Trung Quốc không có giấy phép không được xuất khẩu đường cát sang Việt Nam. Vì vậy, Minh và Phương đã móc nối thỏa thuận với một số tư thương người Trung Quốc gom hàng để gần các lối mở bán lậu cho Minh và Phương. Để có đủ thủ tục đưa hàng vào Việt Nam, Minh và Phương đã dùng thủ đoạn sử dụng con dấu giả của công ty có thực ở Trung Quốc bằng cách đến chợ Hà Khẩu, Trung Quốc thuê khắc 01 con dấu giả hình chữ nhật mang tên Công Ty Hà Viên, Hà Khẩu, Trung Quốc (Công ty Hà Viên) để sử dụng (đây là công ty có thực), tự lập giả các hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, các công văn đề nghị chuyển tiền đứng tên bán hàng là công ty Hà Viên, ký giả chữ ký bà Chu Lệ Thúy (Giám đốc) và đóng dấu giả công ty Hà Viên, lừa dối các cơ quan chức năng Việt Nam, làm thủ tục nhập khẩu đường cát, vận chuyển vào Việt Nam, thực hiện hành vi buôn lậu.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thì các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Minh, Nguyễn Huy Phương, Phạm Hữu Bắc, Nguyễn Văn Khải, Hà Văn Linh và Nguyễn Xuân Sơn bị truy tố về tội Buôn lậu với số lượng 4.156 tấn đường cát trị giá 94.053 tỷ đồng. Trong đó:

- Buôn lậu thông qua các hợp đồng ngoại thương: 1.903 tấn đường cát; - Buôn lậu thông qua hợp đồng công ty Hà Viên và công ty Minh Phương 1.326 tấn đường cát và 100 tấn đường cát với Công ty Mai Liên;

- Nhập vượt không kê khai hải quan 827 tấn đường cát.

Với hành vi phạm tội nói trên của bị cáo, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tuyên bố các bị cáo trên phạm tội buôn lậu. Áp dụng điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 153 cùng với các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã quyết định: xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Minh, bị cáo Nguyễn Huy Phương 15 năm tù và phạt tiền 25 triệu đồng sung quỹ Nhà

nước; xử phạt bị cáo Hà Văn Linh 7 năm tù và phạt tiền 20 triệu đồng sung quỹ Nhà nước. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 153 cùng với các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Xuân Sơn 7 năm tù.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc bỏ tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn là không hợp lý bởi trên thực tế có thể xảy ra tình trạng nếu chỉ căn cứ vào giá trị hay số lượng hàng phạm pháp thì sẽ không thể xác định được chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội dẫn đến việc áp dụng hình phạt không tương xứng với tính chất của hành vi phạm tội

Ví dụ: Giả sử Nguyễn Văn A buôn bán trái phép tượng phật cổ bằng đồng (thuộc đối tượng vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa trong tội buôn lậu), khi mua với giá 100 triệu đồng nhưng khi đưa ra nước ngoài bán được 500 triệu đồng, thu lợi bất chính tới 400 triệu đồng, nếu nhà làm luật không quy định tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn là yếu tố định khung hình phạt thì Nguyễn Văn A sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 153, điều này sẽ không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do Nguyễn Văn A thực hiện.

Do đó, việc làm cần thiết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hiện nay là phải có hướng dẫn cụ thể số tiền thu lợi bất chính tối thiểu là bao nhiêu được coi là lớn, từ đó làm cơ sở xác định thu lợi bao nhiêu là rất lớn hoặc đặc biệt lớn.

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về việc xác định thế nào là thu lợi bất chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn. Có ý kiến cho rằng, có hai cách hiểu khác nhau về cách xác định tình tiết này, cụ thể: Đối với cách hiểu thứ nhất, khi xác định tình tiết này cần căn cứ vào giá trị vật phạm pháp được quy định trong cùng khoản của điều Luật.

Ví dụ: Tại khoản 2 Điều 153, được coi là thu lợi bất chính lớn nếu như số lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ số hàng phạm pháp có giá trị từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xác định tình tiết này cũng được áp dụng như vậy, ví dụ: Có khi giá trị hàng phạm pháp chưa tới 300 triệu đồng nhưng người phạm tội vẫn thu được một khoản lợi nhuận lớn hơn khoản lợi nhuận thu được từ việc bán lượng hàng có giá trị 500 triệu đồng và cũng có trường hợp người phạm tội buôn bán qua biên giới giá trị hàng hóa phạm pháp cả tỷ đồng nhưng không thu được một đồng lợi nhuận nào. Đây chính là điểm không hợp lý của cách tính này.

Bên cạnh đó, theo cách hiểu thứ hai, thu lợi bất chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn được xác định là số tiền lời mà người phạm tội thu được do hành vi buôn bán trái phép qua biên giới, việc xác định số tiền lời này căn cứ vào sự chênh lệch giữa giá trị hàng lậu mà người phạm tội đã bán với giá trị hàng lậu mà họ đã mua. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là số tiền lời thu được từ sự chênh lệch đó phải được định lượng như thế nào? Bao nhiêu để có thể xác định được là lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn? Đây cũng là vấn đề thực tiễn xét xử còn nhiều vướng mắc, các hướng dẫn của cơ quan chức năng thường xuyên lạc hậu so với tình hình kinh tế và giá cả thị trường, mặc dù vậy, các nhà làm luật vẫn có thể quy định một số tiền thu lợi bất chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn là bao nhiêu, nhưng việc này lại đang bỏ ngỏ. Trong khi chưa có hướng dẫn của các cơ quan chức năng, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm này, đối chiếu với một số tội phạm khác, có ý kiến cho rằng: Có thể coi là thu lợi bất chính nếu người phạm tội buôn lậu thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; thu lợi bất chính rất lớn nếu người phạm tội buôn lậu thu lợi bất chính từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng, thu lợi đặc biệt lớn nếu người phạm tội buôn lậu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên, tương tự

như trường hợp phạm tội thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên, tương tự như trường hợp phạm tội trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định mức tiền chiếm đoạt là yếu tố quy định khung hình phạt cho khoản 2, khoản 3 hay khoản 4 của Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 [26].

Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn đồng ý với cách xác định nói trên bởi vì, nếu so với một số tội phạm khác thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu (như tội trộm cắp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...) thì các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có tội buôn lậu có mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi không nghiêm trọng bằng, khách thể bị xâm hại của tội buôn lậu có tầm quan trọng không lớn như khách thể bị xâm hại trong các tội xâm phạm sở hữu nên không thể lấy các tội xâm phạm sở hữu làm căn cứ để áp dụng đối với tội buôn lậu. Hơn nữa, không phải trong trường hợp nào số tiền thu lợi bất chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn cũng được xác định thông qua số tiền mà người phạm tội thu được.

Ví dụ: Nếu A buôn lậu vải sang Trung Quốc trị giá khoảng 50 triệu đồng sau đó A thu về được 150 triệu đồng, nếu theo cách tính nêu trên thì trường hợp này thuộc trường hợp thu lợi bất chính lớn nhưng xem xét tình huống đã cho, A buôn lậu và lãi được tới 100 triệu đồng tức là 200% vốn đầu tư mà A bỏ ra, việc thu lãi như vậy không đơn thuần là thu lợi bất chính lớn mà phải coi là thu lợi bất chính rất lớn. Đối với tình tiết này tôi sẽ đưa ra ý kiến của mình trong chương 3 của Luận văn.

2.3.1.3. Những vướng mắc trong việc áp dụng đối với tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

Nếu như đối với một số tội phạm cụ thể khác (thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu hay chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Bộ luật hình sự) hậu quả do hành vi phạm tội gây ra có thể là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người khác (có thể được

xác định thông qua giám định, định giá...) thì hậu quả do hành vi buôn lậu gây ra lại khó xác định hơn vì thiệt hại này chủ yếu là thiệt hại về mặt kinh tế - gây thất thu thuế cho Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành sản xuất trong nước, có thể khiến cho các doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất thậm chí dẫn đến phá sản... Những hậu quả nói trên rất khó xác định trên thực tế nên chủ yếu căn cứ vào giá trị tài sản mà người phạm tội đã gây thiệt hại (như số tiền thuế bị thất thu...) để xác định hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Chính bởi việc khó xác định hậu quả do hành vi phạm tội buôn lậu gây ra, vì thế, cho đến nay vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2009 – 2013) (Trang 54 - 67)