Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật hình sự 1999) với tội trốn thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2009 – 2013) (Trang 40 - 41)

1.4. Phân biệt tội buôn lậu với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự 1999

1.4.3. Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật hình sự 1999) với tội trốn thuế

trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hình sự 1999)

Cũng giống như tội trốn thuế, tội buôn lậu với hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm qua biên giới nhằm mục đích kiếm lời cũng lẩn trốn nộp một khoản tiền phải nộp cho Nhà nước đó là thuế. Tuy nhiên giữa hai tội phạm này có nhiều điểm khác biệt:

Về khách thể của tội phạm: Ở tội buôn lậu, khách thể là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất - nhập khẩu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm, còn đối với tội trốn thuế, khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế nộp ngân sách Nhà nước.

Về đối tượng của tội phạm, đối với tội buôn lậu đối tượng của hành vi phạm tội có thể là những hàng hóa mà Nhà nước hạn chế xuất - nhập hoặc cấm xuất – nhập khẩu như: hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm. Còn đối với tội trốn thuế thì đối tượng của tội phạm này là số tiền thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật, theo đó có thể hiểu rằng mặt hàng chịu thuế theo quy định của tội phạm này là những mặt hàng mà Nhà nước cho phép kinh doanh và quy định mức thuế suất.

Về hành vi khách quan của tội phạm, hành vi khách quan của tội buôn lậu được thể hiện dưới dạng hành động đó là buôn bán trái phép hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm, còn ở tội trốn thuế hành vi khách quan được thể hiện dưới dạng không hành động (người có nghĩa vụ nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ của mình là nộp thuế cho ngân sách Nhà nước).

Về chủ thể của tội phạm, đối với tội trốn thuế, chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, trong khi đó, đối với tội trốn thuế, chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng không phải ai cũng trở thành chủ thể của tội phạm này mà chỉ những người theo quy định của pháp luật phải nộp thuế cho Nhà nước mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Về lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội, đối với tội buôn lậu, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp còn ở tội trốn thuế, lỗi của người phạm tội là cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2009 – 2013) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)