8. Kết cấu của luận văn
1.2. Vai trò của việc thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng
1.2.4. Công tác sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ
Việc bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ công chức nói chung, và cán bộ nữ nói riêng phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và tiêu chcủa từng ngạch,
từng vị trí, đảm bảo cho cán bộ, công chức phát huy tốt năng lực, sở trƣờng cá nhân, sử dụng đúng chuyên môn đƣợc đào tạo, đạt hiệu quả công tác cao nhất. Sau khi bố trí phân công công tác cho cán bộ, công chức cần thƣờng xuyên theo dõi, giúp đỡ, hƣớng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của họ, để từ đó là cơ sở cho việc cân nhắc đề bạt, bộ nhiệm cán bộ công chức, cán bộ nữ đảm nhiệm những chức danh lãnh đạo, quản lý, phù hợp với năng lực, khả năng của cán bộ công chức, cán bộ nữ. Bỏ nhiệm cán bộ, công chức phải đúng lúc, đúng ngƣời, đúng việc, bảo đảm tiêu chuẩn và yêu cầu của từng chúc danh. Để thúc đẩy bình đẳng giới ở khâu này, Luật Bình đẳng giới quy định: „Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi đƣợc đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành nghề có tiêu chuẩn chức danh” (khoản 2, điều 13), “Nam nữ bình đẳng trong tham gia quản lý Nhà nƣớc, nƣớc tham hoạt động xã hội”, “Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi đƣợc đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức” (khoản 1, 4 điều 11); để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Luật Bình đẳng giới cũng quy định: “Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới”, “Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nƣớc phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới” (điểm a, b khoản 5 điều 11). Và trong chính trị, để nâng cao vị thế của phụ nữ, tăng tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong quá trình chuẩn bioj bầu cử, tuyên truyền, vận động bầu cử, Đảng và Nhà nƣớc đều có văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về việc đảm bảo tỉ lệ nữ tham chính: Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng quy định: “Giới thiệu cán bộ nữ để bầu tham gia cấp uỷ”. Điều 10 a Luật Bầu cử Quốc hội (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Số đại biểu Quốc hội là nữ do Ủy Ban thƣờng vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam, đảm bảo để phụ nữ có số đại biểu thích đáng”. Điều 14 Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003 quy định: “…đảm bảo số lƣợng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là nữ…”. Nhƣ vậy có thể khẳng
định vai trò của pháp luật bình đẳng giới đối với khâu này là vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc bình đẳng giới trong sử dụng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nói chung và đối với cán bộ nữ nói riêng.