Các bất cập trong qui định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 127)

8. Kết cấu của luận văn

2.4. Nguyên nhân những hạn chế của việc thực hiện pháp luật bình đẳng giớ

2.4.1. Các bất cập trong qui định pháp luật

Hiện nay, những cản chở về cơ chế, chính sách đối với sự thăng tiến của phụ nữ là một điều đáng quan tâm đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Trƣờng hợp của tỉnh Phú Thọ, một số chính sách đối với cán bộ nữ hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh về bình đẳng giới, vẫn chậm đƣợc nghiên cứu sửa đổi làm ảnh hƣởng tới sự phát triển và hạn chế đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ trong tỉnh.

Cơ chế, chính sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ nữ chƣa có tính chiến lƣợc lâu dài và thiếu tính đột phá nên chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu thực tiễn. Trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ chƣa thể hiện quan điểm giới, chƣa đƣợc cụ thể hóa, chƣa đồng bộ, thống nhất với yêu cầu của Nghị quyết số 11 và quy định của Luật Bình đẳng giới. Nghị quyết số 11 yêu cầu "Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm"; Luật Bình đẳng giới quy định bình đẳng về độ tuổi khi đi học, đào tạo, bồi dƣỡng, đề

bạt, bổ nhiệm, nhƣng thực tế còn có những quy định phân biệt độ tuổi giữa nam và nữ trong lĩnh vực quy hoạch cán bộ, cụ thể: quy định tuổi quy hoạch đối với cán bộ đang giữ các chức vụ chủ chốt (Bí thƣ, Phó Bí thƣ, Chủ tịch HĐND, UBND) ở 3 cấp; trƣởng, phó các cơ quan, đơn vị của tỉnh,…tính đến thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ mới còn đủ tuổi công tác ít nhất 1 nhiệm kỳ (5 năm)…đƣợc xem xét đƣa vào quy hoạch [24,Tr4] , điều này đã làm cho cán bộ nữ hoàn toàn hết cơ hội ở tuổi trên 50, trong khi nam ở tuổi 55 vẫn có cơ hội, quy định này xuất phát từ sự khác biệt trong quy định về độ tuổi nghỉ hƣu của nam và nữ, nhƣng chƣa phù hợp với quy định bình đẳng về độ tuổi trong Luật Bình đẳng giới; hoặc quy định về tiêu chuẩn phân loại, đánh giá cán bộ trên thực tế đối với cán bộ nữ khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định hầu hết không đƣợc đánh giá xếp loại hoặc chỉ đƣợc đánh giá xếp loại ở mức hoàn thành chức trách nhiệm vụ, dẫn đến tình trạng nhiều chị em mất cơ hội đƣa vào quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm khi đang nghỉ chế độ thai sản theo quy định.

2.4.2. Thiếu những hướng dẫn về tổ chức thực hiện pháp luật

Nhìn chung, hoạt động hƣớng dẫn về tổ chức thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, biểu hiện rõ nét trong các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách đối với công tác cán bộ trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, điều động, luân chuyển, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ còn quy định chung chung, hầu hết chƣa có hƣớng dẫn cụ thể cho việc áp dụng bình đẳng giới trong các khâu này. Trong quá trình thực hiện chƣa quan tâm thông qua thực thi công vụ kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giúp cho đối tƣợng đƣợc áp dụng pháp luật hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật đƣợc áp dụng hoặc các quy định có liên quan, hiểu và ý thức đƣợc về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, từ đó tự nguyện chấp hành nghiêm túc các quyết định áp dụng pháp luật nói riêng và chấp hành pháp luật nói chung, hình thành niềm tin pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Chƣa tổ chƣa đƣợc các lớp tập huấn, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn cho lãnh đạo, cán bộ làm công tác cán bộ cán bộ trong các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh về công tác giới, bình đẳng giới, lồng

ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong công tác xây dựng chế độ, chính sách, và thực thi chế độ chính sách đối với công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ nữ nói riêng.

2.4.3. Đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế

Một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện pháp luật bình đẳng giới (cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ) trong các cơ quan, đơn vị trƣớc hết là trình độ và năng lực tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ và thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong công tác tổ chức cán bộ. Hơn ai hết trƣớc tiên cán bộ tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong công tác cán bộ phải có trình độ chuyên môn đào tạo về Luật và có khả năng tổ chức thực hiện pháp luật. Tuy nhiên một thực trạng hiện nay của tỉnh Phú Thọ đối với vấn đề này đang còn đặt ra nhiều trăn trở.

Về bộ máy đối với cán bộ làm công tác tham mƣu về công tác cán bộ của tỉnh bao gồm::

- Tiểu Ban Công tác cán bộ nữ của tỉnh đƣợc thành lập theo Quyết định số 529-QĐ/TU ngày 28/8/2002 của Tỉnh ủy Phú Thọ và đƣợc kiện toàn theo các Quyết định số 925-QĐ/TU ngày 06/2/2009; quyết định số 1248-QĐ/TU ngày 17/11/2009; Quyết định số 25-QĐ/TU ngày 03/12/2010 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Phú Thọ. Tiểu Ban công tác cán bộ nữ tỉnh Phú thọ là một tổ chức chính trị kiêm chức của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy có chức năng tham mƣu với Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ nữ, về công tác cán bộ nữ diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý và công tác cán bộ nữ thuộc các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị cấp tỉnh. Với số lƣợng 09 thành viên, là các đồng chí lãnh đạo Trƣởng, phó các Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, trong đó 01 đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trƣởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm Trƣởng tiểu Ban, 01 đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trƣởng tiểu Ban, 01 đồng chí Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Phó Trƣởng tiểu ban Thƣờng trực [4,Tr1,2]. Về trình độ chuyên môn: 100%

thành viên của tiểu ban có trình độ chuyên môn Đại học trở lên, trong đó có 3/9 chiếm 33,3% có trình độ Cử nhân Luật.

- Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Phú Thọ đƣợc thành lập theo Quyết định số 1025/QĐ-UBND ngày 09/5/2007 và đƣợc kiện toàn theo các quyết định số 1863/QĐ- UBND, Quyết định số 1864/QĐ-UBND tỉnh ngày 23/6/2010; quyết định số 3414/QĐ-UBND ngày 31/10/2011; quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 16/5/2013. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện chƣơng trình quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Phú Thọ. Với 12 thành viên, là các đồng chí Trƣởng, phó các Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, trong đó 01 đồng chí Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND làm Trƣởng Ban, 01 đồng chí Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Lao động-Thƣơng binh và xã hội làm Phó Trƣởng ban Thƣờng trực, 01 đồng chí Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Phó ban. [27,tr1] Về trình độ chuyên môn 100% thành viên Ban có trình độ chuyên môn Đại học trở lên, trong đó có 3/12 chiếm 25% có trình độ Cử nhân Luật.

Trong 35 cơ quan, đơn vị thuộc khối UBND, khối Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, trung bình mỗi cơ quan, đơn vị có từ 3 đến 5 cán bộ làm công tác tham mƣu công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan, đơn vị, 100% cán bộ đều có trình độ chuyên mộ từ Đại học trở lên, trong đó có từ 20-30% cán bộ có trình độ cử nhân Luật, cá biệt còn có cơ quan, đơn vị cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ không có chuyên môn về Luật.

Hiện nay, 100% cán bộ công chức làm công tác tham mƣu công tác tổ chức cán bộ trong các cơ quan, đơn vị khối Đảng, đoàn thể có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên, tuy nhiên về số cán bộ có chuyên môn về Luật chỉ chiếm khoảng gần 30%.

[Nữ, 40 tuổi, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ]

Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tham mƣu công tác tổ chức cán bộ khối UBND tỉnh, trung bình mỗi cơ quan, đơn vị có từ 3 đến 5 ngƣời. 100% cán bộ

có trình độ chuyên môn Đại học trở lên. Nhƣng số có trình độ về Luật chỉ chiếm khoảng 20% trở lên.

[Nam, 56 tuổi, Trưởng phòng Công chức, viên chức Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ]

Từ những số liệu trên có thể thấy, đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo quản lý làm công tác tham mƣu về công tác cán bộ nữ, về công tác cán bộ nữ diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý và công tác cán bộ nữ thuộc các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị cấp tỉnh của tỉnh Phú Thọ chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn vê Luật thấp, chỉ đạt từ 20% đến 25%. Điều này dẫn đến việc hạn chế trong việc tham mƣu thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong công tác tổ chức cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ nói riêng của tỉnh.

Trong năm 2010 đến 2012, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức 40 lớp tập huấn có nội dung liên quan đến Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cho đội ngũ cán bộ theo dõi công tác Bình đẳng giới, công tác vì sự tiến bộ phụ nữ tại các sở, ban, ngành của tỉnh, tuy nhiên các nội dung tập huấn mới chỉ liên quan đến vấn đề giới tính, giới và triển khai giới thiệu Luật bình đẳng giới chƣa có tập huấn chuyên sâu về thực hiện pháp luật Bình đẳng giới, việc lồng ghép giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong công tác cán bộ và thực thi công vụ.

[Nữ, 38 tuổi, Trưởng phòng Công tác thanh niên Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ]

2.4.4. Nguồn lực tài chính dành cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới chưa được bảo đảm

Qua khảo sát tại địa bàn nghiên cứu đối với nguồn tài chính dành cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật Bình đẳng giới tại tỉnh Phú Thọ theo ngân sách nhà nƣớc cấp mới chỉ có kinh phí hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh,. Hàng năm, Sở Lao động -Thƣơng binh và xã hội tỉnh (cơ quan quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới, cơ quan thƣờng trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh) đƣợc UBND tỉnh cấp kinh phí nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới và thực hiện các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, với mức kinh phí 300 triệu đồng/năm. [6, Tr2]. Còn lại đối với tiểu Ban công tác cán bộ

phí hoạt động riêng cho công tác tổ chức cán bộ, mà chủ yếu từ nguồn kinh phí hoạt động chung của các cơ quan đơn vị. Điều này dẫn đến một thực trạng nguồn kinh phí của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đƣợc cấp hàng năm chỉ đáp ứng công việc ở một mức độ nhất định, vẫn chủ yếu cho hoạt động công tác tuyên truyền, chƣa có nguồn kinh phí cho hoạt động tổ chức thực hiện trong việc thực hiện bình đẳng giới ở các khâu công tác cán bộ, cũng nhƣ chƣa có nguồn kinh phí hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ làm công tác tham mƣu thực hiện, do đó còn ảnh hƣởng tiêu cực, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật bình đẳng giới đối với công tác cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Đội ngũ cán bộ nữ cấp tỉnh của Phú Thọ tham gia các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng nhƣ cán bộ nữ tham gia làm lãnh đạo, quản lý có chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đã có những đóng góp tích cực trong nâng cao năng lực lãnh dạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, năng lực vận động quần chúng nhân dân của Ủy Ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nƣớc, góp phần to lớn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, những số liệu minh chứng trên cũng khẳng định cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ, quan tâm thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh, chủ động thực hiện lồng ghép giới, thúc đẩy bình đẳng giới từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, điều động luân chuyển cán bộ cho đến khâu đánh giá, sử dụng, bố trí đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, từng bƣớc phấn đấu đạt mục tiêu bình đẳng giới đối với công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về số lƣợng cán bộ nữ giữ các chức vụ chủ chốt cấp tỉnh, đặc biệt đối với cƣơng vị lãnh đạo chủ chốt là trƣởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị; cơ cấu độ tuổi bình quân của cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý chƣa hợp lý, còn tập trung ở nhóm tuổi từ 41 trở lên, dẫn đến việc không trẻ hóa cán bộ nữ; việc thực hiện và

áp dụng chính sách, pháp luật đối với cán bộ nữ trong các khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, sử dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm còn hạn chế, chƣa thực sự thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nữ phát huy hết khả năng của mình, chƣa sát với số lƣợng thực tiễn cán bộ công chức nữ của tỉnh dẫn đến việc chƣa đạt đƣợc tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND theo mục tiêu của Chiến lƣợc Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

Thực trạng trên là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân trực tiếp là quan điểm, nhận thức, tƣ tƣởng về công tác cán bộ nữ của cấp ủy đảng, chính quyền, ở ngƣời đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng trong tỉnh chƣa đầy đủ, còn có tƣ tƣởng thành kiến với cán bộ nữ, chƣa đánh giá đúng năng lực, khả năng và vai trò của cán bộ nữ, chƣa thực sự quan tâm thực hiện pháp luật bình đằng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh.

Do đó việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh là rất cần thiết. Cần phải căn cứ vào những quan điểm định hƣớng của Đảng, quy định của Luật Bình đẳng giới, các quy định của Nhà nƣớc, căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh Phú Thọ, xác định những nguyên nhân chính ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh để từ đó đƣa ra giải pháp toàn điện và đồng bộ, vừa đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu về mặt thực tiễn ở địa phƣơng, trên cơ sở phát huy những kết quả đạt đƣợc, đồng thời khắc phục những hạn chế còn đang tồn tại và dự liệu những vấn đề trƣớc mắt đang đặt ra, để hƣớng tới việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới thực chất, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ NỮ CỦA TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Quan điểm định hướng

Thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)