8. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng độ
2.2.2. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức
Công tác quy hoạch cán bộ nói chung và quy hoạch cán bộ nữ nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận. Trong những năm qua, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhƣ Kế hoạch số 04-KH/TU ngày 03/4/1998 triển khai hƣớng dẫn số 11-HD/TCTW ngày 5/11/1997 của Ban Tổ chức Trung ƣơng về quy hoạch cán bộ; Kế hoạch số 34-KH/TU ngày 10/8/2003 hƣớng dẫn triển khai xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2005-2010 và 4 chức danh chủ chốt giai đoạn 2010-2015 ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã; Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 8/3/2005 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị và hƣớng dẫn số 47-HD/TCTW của Ban Tổ chức Trung ƣơng; Quyết định số 2386/2006/QĐ-UBND ngày 29/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010, Kế hoạch số 23-KH/TU ngày 27/10/2011 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về rà soát, bổ sung xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2015- 2020 và chức danh chủ chốt giai đoạn 2020-2025; chỉ đạo các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh xây dựng quy hoạch cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ, đảm bảo chặt chẽ và đúng quy định trên cơ sở nguồn cán bộ hiện có của các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng. Cán bộ đƣa vào diện quy hoạch đƣợc đánh giá theo các tiêu chuẩn cơ bản của chức danh cán bộ. Gắn đánh giá cán bộ với xây dựng quy hoạch cán bộ, gắn quy hoạch cán bộ với đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ, có cơ chế phát hiện và
đào tạo có định hƣớng đối với những cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng. Hằng năm đều có sự rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ đảm bảo theo đúng quy định ở các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành nhằm phục vụ công tác cán bộ, công tác nhân sự đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và nhân sự đại hội đảng bộ các cấp. Theo đó, nguồn cán bộ nữ đƣợc đƣa vào quy hoạch những năm gần đây có chiều hƣớng gia tăng, chất lƣợng cán bộ nữ đƣa vào xây dựng nguồn có sự chuyển biến khá so với hiện tại cả về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và độ tuổi, cụ thể:
Quy hoạch cấp ủy tỉnh theo phƣơng án A3: Số cán bộ nữ đƣợc quy hoạch vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 là 19/106 đồng chí, chiếm 17,92% tăng 1,2% so với nhiệm kỳ 2010-2015 (16,7%); Số cán bộ nữ đƣợc quy hoạch Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 là 3/28 đồng chí, chiếm 10,71% tăng 1,3% so với nhiệm kỳ 2010-2015 (9,4%).
Theo phƣơng án quy hoạch các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh tổng số cán bộ nữ đƣợc quy hoạch chức danh cấp Trƣởng 33/179 đồng chí chiếm 18,54% trên tổng số cán bộ đƣợc quy hoạch; quy hoạch cấp phó 85/374 đồng chí chiếm 22,72% trên tổng số cán bộ đƣợc quy hoạch; quy hoạch cấp Trƣởng phòng và tƣơng đƣơng có 281/939 đồng chí chiếm 29,9%; quy hoạch chức danh phó phòng và tƣơng đƣơng có 468/1.092 đồng chí chiếm 42,9% [3, Tr2,3].
100% cán bộ nữ dự nguồn đều có trình độ chuyên môn đại học (chính quy) trở lên, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Tuổi bình quân số cán bộ dự nguồn khóa sau trẻ hơn khóa trƣớc 1-2 tuổi.
Công tác quy hoạch cán bộ nữ của tỉnh đƣợc chú trọng và thực hiện tích cực, có nề nếp, chất lƣợng quy hoạch cán bộ nữ của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh ngày càng đƣợc nâng cao, có những bƣớc tiến quan trọng. Có thể nhận định, trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã luôn quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ nữ, đặc biệt để thúc đẩy bình đẳng giới trong khâu quy hoạch cán bộ Tỉnh ủy đã có chủ trƣơng đƣa tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ vào quy hoạch cao hơn cơ cấu quy định của tỉnh, trong đó cơ cấu nữ trong quy hoạch cán bộ phải đạt 20%, tuổi trẻ cấp tỉnh (dƣới 40 tuổi) 15%, quy định trong trƣờng
hợp có khó khăn, không đảm bảo cơ cấu theo định hƣớng, Ban Thƣờng vụ cấp ủy có thể tổ chức phiên họp riêng để thảo luận kỹ thêm nhằm tìm nguồn bổ sung vào quy hoạch cán bộ nữ, cán bộ trẻ,…đảm bảo cơ cấu theo định hƣớng quy định. [24,Tr4].
2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ
Đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, Tỉnh ủy đã có các Nghị quyết chuyên đề về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ từng giai đoạn nhƣ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/11/2006 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn 2006-2010; Đề án xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2003-2015; Nghị quyết số 103/2007/NQ-HĐND ngày 31/5/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chƣơng trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2010, định hƣớng đến 2015; Đề án Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có trình độ cao tỉnh Phú Thọ đến năm 2020... trong đó có đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đảm bảo tiêu chuẩn, chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Những năm gần đây, các cấp, các ngành, các cơ quan trong tỉnh đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ. Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh đã cử 481 cán bộ nữ đi học chuyên môn (trong đó trên đại học 91 đồng chí, đại học 206 đồng chí, trung cấp 184 đồng chí); cử 253 cán bộ nữ đi đào tạo cao cấp, cử nhân lý luận chính trị, cử 1.172 cán bộ nữ đi đào tạo về trung cấp lý luận chính trị, cử 1.779 lƣợt cán bộ nữ tham gia các lớp bồi dƣỡng về quản lý nhà nƣớc (chƣơng trình chuyên viên cao caaos, chuyên viên chính và chuyên viên) nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể, giáo dục quốc phòng, chọn cử 14 lƣợt đồng chí tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu tại nƣớc ngoài. Các lớp bồi dƣỡng do các cấp, các ngành mở đều có tỷ lệ cán bộ nữ tƣơng xứng theo học, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ nữ đƣợc nâng lên rõ rệt. [25, Tr6]
Bên cạnh đó Tỉnh Phú Thọ đã quan tâm hoàn thiện các chính sách nhằm tăng cƣờng công tác cán bộ nữ trong tổng thể chiến lƣợc cán bộ, công chức của
tỉnh trong thời kỳ mới, có tính đến yếu tố giới, trên cơ sở vai trò và thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ. UBND tỉnh đã ban hành uyết định số 2641/QĐ - UB ngày 10/9/2009 về việc Quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học. Trong đó quy định: cán bộ nữ đi học ngoài các chế độ chung, còn đƣợc hƣởng thêm các khoản sau:
- Tiền trợ cấp:
+ Đi học ngắn hạn: 200.000 đ/tháng. + Đi học dài hạn: 100.000 đ/tháng.
- Tiền tàu, xe lƣợt đi và về cho cán bộ nữ có gia đình riêng: Các lớp ngắn hạn: 1 tháng/1 lần
- Tiền gửi trẻ cho cán bộ nữ đi học có con nhỏ dƣới 24 tháng tuổi: + 300.000 đ/tháng đối với các trƣờng trong tỉnh.
+ 500.000 đ/tháng đối với các trƣờng ngoài tỉnh [28].
2.2.4. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ
Công tác luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị là một chủ trƣơng lớn nhằm đào tạo, bồi dƣỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch nói chung và cán bộ nữ nói riêng đƣợc rèn luyện thực tiễn. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 20/8/2002 về điều động cán bộ, công chức… Thông thi số 26-TTr/TU ngày 10/12/2009 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với công tác cán bộ nữ, các Nghị quyết về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức gắn với các quy định về chế độ đối với cán bộ đi học, cán bộ luân chuyển, chế độ thu hút nhân tài và sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về tỉnh công tác, đồng thời chỉ đạo, hƣớng dẫn các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức. Trong quá trình lãnh chỉ đạo, thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng chính sách đối với cán bộ đi học và cán bộ luân chuyển, trong đó có quy định ƣu tiên đối với cán bộ nữ. Theo quy định, căn cứ vào yêu cầu công tác, trình độ năng lực, tƣ
cách đạo đức, cán bộ lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên đều có thể đƣợc các cơ quan có thẩm quyền xem xét để bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đến các vị trí phù hợp, điều này không những có tác động đối với việc bồi dƣỡng năng lực, trình độ cho cán bộ, công chức chuẩn bị bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn mà còn làm tạo cơ chế mở cho công tác cán bộ, cán bộ, công chức phải nỗ lực phấn đấu công tác, học tập và rèn luyện hơn.
Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã có 541 lƣợt cán bộ nữ đƣợc luân chuyển, điều động, trong đó cán bộ nữ diện Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý có 14 đồng chí. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ khi đƣợc luân chuyển, điều động đã tiếp cận nhanh với điều kiện, môi trƣờng công tác mới, đa số đều có quan điểm, phƣơng pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sắc, đƣợc cấp ủy, cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, đồng tình ủng hộ. Điều này đã khẳng định quan điểm quan tâm toàn diện của các nhà lãnh đạo tỉnh Phú Thọ trong công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ nói riêng, đã tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ nữ đƣợc tiếp cận với công việc mới, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kiểm tra khả năng thích nghi, thích ứng trong công tác, đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trƣờng, trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo và đảm bảo rèn luyện qua thực tiễn.
2.2.5. Công tác sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ
Công tác bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả, việc bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ nữ ở các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện theo đúng quy trình, công khai, dân chủ, khách quan trên cơ sở đánh giá đúng năng lực khả năng cán bộ, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời phát huy đƣợc vai trò, trí tuệ của tập thể trong tác cán bộ. Tỉnh ủy đã ra Quyết định số 510-QĐ/TU ngày 20/01/2012 về việc ban hành Quy chế đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu úng cử, tái cử, thôi giữ chức, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo đó việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đƣợc thực hiện đúng tiêu chuẩn, đúng thời điểm, đƣợc thực hiện theo quy hoạch cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 42- NQ/TW của Bộ Chính trị, bên cạnh đó đã quan tâm
ƣu tiên chọn lựa cán bộ nữ để giao nhiệm vụ, đã tạo điều kiện, khuyến khích, động viên cán bộ nữ phát huy khả năng của bản thân. Từ năm 2007 đến 2011, đã có 2.036 lƣợt cán bộ đƣợc đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử vào các chức danh từ phó phòng và tƣơng đƣơng trở lên, có 684 cán bộ nữ đƣợc giới thiệu ứng cử vào Ban Chấp hành trở lên chiếm 32,6% số cán bộ đƣợc giới thiệu bổ nhiệm, có 41 cán bộ nữ đƣợc bổ nhiệm vào chức danh diện Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý, 508 cán bộ nữ đƣợc đề bạt chức danh trƣởng, phó phòng và tƣơng đƣơng (cấp trƣởng 177 ngƣời, cấp phó 331 ngƣời) [25, Tr7]. Thực hiện đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo quy hoạch, 78,6% cán bộ đƣợc bổ nhiệm đúng quy hoạch. Hơn 90% lƣợt cán bộ, công chức thuộc các sở, ban, ngành đƣợc đề bạt vào chức danh Trƣởng, Phó phòng, ban, Giám đốc, Phó Giám đốc sở đúng quy hoạch và định hƣớng của tỉnh. Trong đó nữ cán bộ đƣợc đề bạt vào các chức danh trên chiếm trên 30%.
Nhìn chung, công tác bố trí, sử dụng và đề bạt bổ nhiệm cán bộ của tỉnh đã cơ bản đƣợc quan tâm và từng bƣớc tiến tới bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, có sự tạo điều kiện cho cán bộ nữ phát huy năng lực, sở trƣờng, chuyên môn đƣợc đào tạo, từng bƣớc trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp tốt ở ba độ tuổi, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.
2.2.6. Chế độ, chính sách ưu đãi khác
Để từng bƣớc đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng giới trong công tác cán bộ, cùng với việc thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác này, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã vận dụng ban hành một số chính sách riêng của tỉnh để thúc đẩy bình đẳng giới, nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nữ nhƣ: Quy định 151-QĐ/TU ngày 25/4/2001 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; Quyết định 164-QĐ/TU về nâng lƣơng trƣớc thời hạn; Nghị quyết số 187/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 và các Quyết định số 2640/2009/QĐ-UBND, Quyết định số 2641/2009/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học và mức ƣu đãi thu hút ngƣời có trình độ cao về tỉnh công tác, theo đó tỉnh
đã có những chính sách quy định trợ cấp và chế độ ƣu đãi đối với cán bộ nữ đi học nhƣ: đƣợc hƣởng nguyên lƣơng đối với cán bộ, công chức nhà nƣớc; đƣợc cấp tiền mua giáo trình, tiền học phí, tiền lệ phí thi, tiền đi thực tập, thuê nhà ở; trợ cấp một phần tiền ăn ở xa trƣờng; tiền tàu xe đi về; trợ cấp tiền làm luận án tốt nghiệp.
Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thƣờng xuyên quan tâm bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ nữ; vận dụng thực hiện chính sách tiền lƣơng, chuyển ngạch, nâng ngạch, nâng lƣơng trƣớc thời hạn đối với cá nhân cán bộ có thành tích xuất sắc; các chế độ về bảo hiểm xã hội, chế dộ thai sản, chế độ nuôi con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi, chế độ dƣỡng sức sau khi nghỉ sinh con đối với lao động nữ đƣợc thực hiện đảm bảo đúng quy định, trên cơ sở giới, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nữ yên tâm thực hiện thiên chức của mình, đã tạo động lực tốt cho đội ngũ cán bộ, công chức nữ. Ngoài ra, theo phân cấp quản lý, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện các chính sách ƣu đãi về chăm sóc sức khoẻ, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm tại địa phƣơng khác,