Thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các trình tự, thủ tục luật định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ (Trang 54)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Các tiêu chí bảo đảm hiệu quả của việc thực hiện pháp luật bình đẳng giớ

1.3.2. Thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các trình tự, thủ tục luật định

Thực hiện đầy đủ và chặt chẽ trình tự, thủ tục Luật định:

Thứ nhất, cần thực hiện đúng nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện pháp luật Bình đẳng giới : Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trƣờng hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nƣớc; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Không làm cản trở việc thực hiện điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. [18, Điều 3]; Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật [17, Điều 20,21]. Nhƣ vậy, các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật bình đẳng giới mới đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ về mặt trình tự, thủ tục.

Thứ hai, Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất chỉ khi tất cả những quy định của nó đều đạt đƣợc thực hiện chính xác triệt để. Nhƣng nếu chỉ thông qua các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dựng pháp luật thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không đƣợc thực hiện. Lý do có thể là các chủ thể không muốn thực hiện hoặc

không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, do đó hoạt động áp dụng pháp luật cần phải đƣợc tiến hành: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật vào trong những trƣờng hợp cụ thể của đời sống xã hội. [13, Tr501]

Một trong những đặc điểm của áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Do tính chất quan trọng và phúc tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể đƣợc hƣởng những lợi ích rất lớn nhƣng cũng có thể phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghãi vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật, ví dụ nhƣ việc xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới đƣợc điều chỉnh bởi những quy phạm, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó, để tránh sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, không chính xác. [13,Tr502] Chính vì vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật về bình đẳng giới, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và các bên có liên quan phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy định có tính thủ tục do pháp luật bình đẳng giới và các văn bản hƣớng dẫn thi hành điều chỉnh.

1.3.3. Giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

1.3.3.1. Khái niệm và các hình thức giải thích pháp luật

Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tƣ tƣởng, nội dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, thống nhất pháp luật. Chính vì vậy, giải thích pháp luật đƣợc tiến hành xuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật, quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Giải thích pháp luật là hoạt động có tác động tichas cực đối với việc tăng cƣờng pháp chế và bảo vệ trật tự pháp luật.

Giải thích pháp luật là nhằm làm rõ nội dung, bản chất thực sự của pháp luật, làm cho mọi ngƣời hiểu và thực hiện pháp luật theo đúng các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Phụ thuộc vào chủ thể tiến hành giải thích và đặc trung của sự giải thích, có thể chia giải thích pháp luật ra làm hai hình thức: Giải thích chính thích và giải thích không chính thức.

Giải thích không chính thức, đó là sự giải thích tƣ tƣởng, nội dung của các quy phạm pháp luật nhƣng không mang tính chất bắt buộc phải xử sự theo cách giải thích đó. Loại giải thích này có thể đƣợc tiến hành bởi mọi cá nhân, tổ chức bất kỳ. Nội dung lời giải thích không chính thức không có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà chỉ có tính chất giúp mọi ngƣời hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật, mặc dù vậy, sự giải thích của các nhà khoa học pháp lý, các luật gia cũng có tác động quan trọng tới ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật và thông qua đó tới hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật.

Giải thích chính thức có đặc trƣng ở chỗ: a) Nó đƣợc tiến hành bởi cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; b) Là sự giải thích có hiệu lực bắt buộc; c) Nó đƣợc ghi nhận trong văn bản giải thích pháp luật.

Có quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức bao gồm: Giải thích của chính cơ quan Nhà nƣớc đã trực tiếp ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó; giải thích của cơ quan Nhà nƣớc đƣợc trao quyền hoặc đƣợc ủy quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật đó. Giải thích chính thức đƣợc chia làm hai loại, đó là giải thích mang tính quy định và giải thích cho những vụ việc cụ thể. Sự giải thích mang tính quy định thƣờng là kết quả của sự khái quát hóa thực tế thực hiện và áp dựng pháp luật, từ đó hƣớng thực hiện, áp dụng thống nhất pháp luật. Sự giải thích chính thức cụ thể có hiệu lực đối với một vụ việc pháp lý cụ thể. Còn đối với vụ việc pháp lý khác, nó không có giá trị. [13,Tr515, 516, 517]

Trong phạm vi luận văn nghiên cứu, giải thích pháp luật về bình đẳng giới đƣợc hiểu là làm sáng tỏ về mặt tƣ tƣởng, nội dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật bình đẳng giới, đảm bảo cho việc thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất

pháp luật bình đẳng giới và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới thực chất. Giải thích pháp luật bình đẳng giới không chính thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, báo, trong các trang sách chuyên khảo pháp lý; giải thích pháp luật bình đẳng giới chính thức của chính các cơ quan Nhà nƣớc đã trực tiếp ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó và giải thích của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc trao quyền hoặc ủy quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Nhƣ vậy, giải thích pháp luật bình đẳng giới là một hoạt động tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa các quy phạm pháp luật bình đẳng giới vào cuộc sống và mọi nhà nƣớc muốn đạt đƣợc sự bình đẳng và tiến bộ xã hội đều phải thực hiện.

1.3.3.2. Hướng dẫn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

Trên bình diện quốc tế, bảo đảm bình đẳng giới đã trở thành một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của toàn cầu và là đòi hỏi tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập của mỗi quốc gia.

Đối với nƣớc ta, các cấn đề giới, bình đẳng giới và phƣơng pháp tiếp cận chuyển từ “phụ nữ trong phát triển” sang “giới và phát triển” tƣơng đối mới cả về học thuật và nội dung. Do vậy, để bảo toàn những kết quả và tiến bộ về giới đã đạt đƣợc trong thời gian qua đồng thời khắc phục những hạn chế và thách thức về giới trong các lĩnh vực nhằm bảo đảm cho nam và nữ đều có cơ hội đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc, xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” [22,Tr55]. Nhất là để đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc đối với lĩnh vực này. Luật Bình đẳng giới đƣợc Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 đã quy định rõ vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ lĩnh vực chính trị, lao động, giáo dục và đào tạo,…quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới bao gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng tham gia thụ hƣởng. Đào

tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam. Quy định tiêu chuẩn, diều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam. Quy định nữ đƣợc quyền lựa chọn trong trƣờng hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhƣ nam. Quy định việc ƣu tiên nữ trong trƣờng hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhƣ nam. [17,điều 19, khoản 1]. muốn vậy, các quy định xác định trong Luật về thực hiện bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cần đƣợc hƣớng dẫn chi tiết, rõ ràng và cụ thể, đặc biệt hƣớng dẫn hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình dẳng giới trong tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, cũng nhƣ trong quá trình thực hiện công tác này.

1.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngân sách

Để thực hiện đƣợc các chính sách của Đảng, của Nhà nƣớc, các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trên thực tiễn cần phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngân sách đảm bảo cho quá trình thực hiện. Vấn đề bình đẳng giới là vấn đề quan trọng phải đƣợc Nhà nƣớc thực hiện, vì vậy nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới trƣớc hết phải đƣợc trích từ ngân sách Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, muốn đạt đƣợc bình đẳng giới thực sự trong xã hội, cần có sự phối hợp của Nhà nƣớc với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quốc tế và các cá nhân để huy động nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới. Đồng thời, cần thống nhất về nhận thức đối với vấn đề bình đẳng giới trong mọi quyết định kinh tế, trong mọi chính sách kinh tế, pháp luật. Đây là yếu tố quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới thực thi trong thực tế.

Theo Điều 24 Luật Bình đẳng giới, nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: Ngân sách Nhà nƣớc, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, các nguồn thu hợp pháp khác. Việc quản lí, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới phải đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Chƣơng V Nguồn tài chính cho

hoạt động Bình đẳng giới, điều 20. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới: 1) Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. 2) Ngân sách nhà nƣớc ở cấp nào bảo đảm chi cho hoạt động bình đẳng giới của cơ quan , tổ chức ở cấp đó theo dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, tổ chức. 3) Nhà nƣớc khuyến khích các cơ quan, tổ chức lồng ghép nội dung thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới vào việc sử dụng các quỹ đã đƣợc thành lập của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Điều 21. tiếp nhận và sử dụng nguồn tài chính đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân: Các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có quyền tiếp nhận và sử dụng nguồn tìa chính đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc bảo đảm bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.

Theo thông tƣ số 191/2009/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2009, khoản 1, Điều 2. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: Kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ bao gồm: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, lao động, giáo dục và đào tạo,… đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, đảm bảo các nguyên tắc bình đẳng giới trong việc xây dựng cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, nhằm đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng giới thực chất và sự tiến bộ phụ nữ.

Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; Chính sách hỗ trợ nữ

cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật; Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý; hoạt động thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới.

Tiêu chí bảo đảm hiệu quả của việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ bao gồm: Trình độ năng lực chủ thể pháp luật bình đẳng giới, từ nhận thức, sự hiểu biết pháp luật đến thái độ, tâm lý, tình cảm pháp luật của chủ thể pháp luật bình đẳng giới trong việc thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các trình tự, thủ tục luật định; Giải thích, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngân sách cho hoạt động thực hiệp pháp luật bình đẳng giới trên thực tế.

Để đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Kinh nghiệm của Nhà nƣớc Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới đều coi trọng công tác thực hiện bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, quan tâm thúc đẩy bình đẳng giới từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đến khâu đánh giá, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt. Khẳng định và phát huy vai trò của phụ nữ, phấn đấu đạt đƣợc bình đẳng giới thực sự và sự tiến bộ xã hội nhƣ C.Mác đã khẳng định: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tƣ tƣởng và việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ VÀ VIỆC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)