Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở các ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 70 - 74)

2.2. Thực trạng pháp luật về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tà

2.2.6. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp

Hầu hết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của TCTD, trong đó có hoạt động cho vay bằng TCTS ở NHTMCP chính là tranh chấp trong hoạt động thƣơng mại.

Luật thƣơng mại 2005 quy định các hình thức giải quyết tranh chấp, đó là: thƣơng lƣợng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đƣợc các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay bằng TCTS và kiểm soát cho vay bằng TCTS tại Trọng tại, Tòa án đƣợc tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng giữa các bên có tranh chấp

Khi có tranh chấp xảy ra, ngồi hình thức thƣơng lƣợng trực tiếp bằng cách các bên gặp nhau thỏa thuận thƣơng lƣợng thì các bên cịn có thể thƣơng lƣợng bằng cách một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại. Thông thƣờng, bên bị vi phạm gửi đơn khiếu nại kèm

theo các chứng chứ chứng minh cho bên vi phạm và bên vi phạm trả lời đơn khiếu nại đó.

Giải quyết tranh chấp bằng thƣơng lƣợng, các bên tranh chấp có tồn quyền thỏa thuận về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức cụ thể để giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Khi hịa giải các bên tranh chấp có thể lựa chọn các hình thức cụ thể sau: - Các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng nhau chỉ định ngƣời trung gian và hịa giải khơng bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hòa giải nào.

- Các bên thỏa thuận hòa giải theo quy tắc hòa giải của một tổ chức nghề nghiệp hoặc một tổ chức trọng tài nào đó

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Theo Luật trọng tài thƣơng mại năm 2010, Trọng tài thƣơng mại có thẩm quyền giải quyết: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thƣơng mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thƣơng mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định đƣợc giải quyết bằng Trọng tài.

Nhƣ vậy, hầu hết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay bằng TCTS ở NHTMCP là tranh chấp mà Trọng tài thƣơng mại có thẩm quyền giải quyết.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:

Tranh chấp đƣợc giải quyết bằng Trọng tài thƣơng mại nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể đƣợc lập trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Trƣờng hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời đó, trừ trƣơng hợp các bên có

Trƣờng hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:

- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó khơng vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội;

- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tƣ và tuân theo quy định của pháp luật;

- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình;

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đƣợc tiến hành không công khai, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Tòa án là cơ quan nhà nƣớc trong bộ máy nhà nƣớc, hoạt động nhân danh quyền lực nhà nƣớc. Do vậy, Tòa án chỉ giải quyết các vụ tranh chấp trong kinh doanh, thƣơng mại khi bên đƣơng sự có yêu cầu và thuộc thẩm quyền của mình.

Điều 30 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định các trƣờng hợp tranh chấp kinh doanh thƣơng mại Tịa án có thẩm quyền giải quyết. Trong đó có tranh chấp liên quan đến kiểm soát cho vay bằng TCTS ở NHTMCP đƣợc quy định nhƣ sau: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục

đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc hoạt động của công ty; Các tranh chấp khác về kinh doanh, thƣơng mại, trừ trƣờng hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, tranh chấp trong hoạt động cho vay bằng TCTS ở NHTMCP là tranh chấp Tịa án có thẩm quyền giải quyết.

Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án

- Quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự; - Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng;

- Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Hịa giải trong tố tụng. Tịa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp;

- Trách nhiệm của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng; - Xét xử công khai;

- Đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.

Quy định thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án

- Khởi kiện và thụ lý vụ án; - Chuẩn bị xét xử;

- Phiên tịa sơ thẩm;

- Thủ tục phúc thẩm (nếu có);

- Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (nếu có); - Thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở các ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)