2.2. Thực trang quy định về đánh giá tác động môi trƣờng KCN
2.2.1. Nội dung quy định về đánh giá tác động môi trường KCN
Tại khoản 23, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Từ định nghĩa về ĐTM và các đặc điểm của KCN, có thể nói đánh giá tác động môi trường trong KCN là hoạt động phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư, các hoạt động trong KCN, từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án và các hoạt động tại môi trường có dự án.
Pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại KCN là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo cáo ĐTM tại KCN nhằm đảm bảo ĐTM như một công cụ pháp lý trong công tác quản lý môi trường. Những hành vi vi phạm ĐTM sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
phải lập báo cáo ĐTM trong các KCN; nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; tham vấn ý kiến cộng đồng quá trình lập báo cáo ĐTM.
Theo Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định đối tượng phải thực hiện ĐTM gồm:
Một là các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Hai là các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
Ba là các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Trong Điều 66, Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định về bảo vệ môi trường KCN, KCX, khu CNC và cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung. Việc đánh giá tác động môi trường cần phải được thực hiện trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Để thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường thì các chủ đầu tư KCN, các doanh nghiệp cần phải giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải thực hiện chương trình quản lý và giảm sát môi trường thong qua việc quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí trong KCN.
Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là công việc nhà đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện và được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Ngoài ra, để báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua và triển khai, các cơ quan chức năng phải thực hiện công việc thẩm định và phê duyệt báo cáo. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm theo Điều 19 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Một là lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nhà đầu tư tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Theo khoản 1, Điều 19 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì chủ dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Bên cạnh đó, Điều 20 Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng quy định bổ sung về vấn đề lập lại báo cáo ĐTM. Theo đó, chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM trong các trường hợp sau: Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Đây là quy định mới so với Luật bảo vệ môi trường 2005 giúp nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM, tránh tình trạng lập báo cáo mang tính hình thức, không thực hiện trên thực tế và loại bỏ các dự án, tác động xấu đến môi trường
Hai là thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Khái niệm: đây là việc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sử dụng quyền lực nhà nước để xem xét, đánh giá một cách toàn diện mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà dự án đem lại với lợi ích môi trường cần phải bảo vệ, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.
Tại Điều 23 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định rất chi tiết về thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM, đó là:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh
đã được xếp hạng và các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; dự án do Chính phủ thẩm định;
- Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng là các dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; dự án do Chính phủ thẩm định;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trực các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Về hình thức thẩm định theo Điều 24 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo ĐTM. Đây là quy định khác so với Luật bảo vệ môi trường 2005 bảo đảm được tính chặt chẽ trong quá trình thẩm định, nâng cao chất lượng báo cáo ĐTM.
Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định việc Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
- Thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định
quyết định. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định có thể lấy ý kiến của một số chuyên gia về môi trường và lĩnh vực liên quan đến dự án. Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Các dự án thẩm định thông qua việc lấy ý kiến gồm:
- Các dự án đầu tư trong khu công nghiệp mà các KCN đó đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đã hoàn thành các thủ tục về môi trường tương đương, đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng xử lý nước thải và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhóm ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, trừ các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như: Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại; Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;…
- Các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định;
- Các dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các dự án không thuộc đối tượng quy định ở trên, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thành lập với tổng số ít nhất 07 thành viên tham gia.
Ba là phê duyệt báo cáo ĐTM
Việc phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án có ý nghĩa quan trọng để doanh nghiệp được cấp phép xây dựng, thực hiện dự án.
cơ quan thẩm định, thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM, trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do. Phê duyệt báo cáo ĐTM được thể hiện dưới hình thức là bản quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo mẫu quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Sự phù hợp của dự án đối với chiến lược, quy hoạch (nếu có), quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Sự phù hợp của các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng;
- Sự phù hợp của các đánh giá về việc lựa chọn công nghệ sản xuất, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
- Kết quả phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án và sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án;
- Việc đánh giá và dự báo về nguồn thải, sự phát sinh, quy mô, tính chất nguy hại của nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải đặc thù khác; các tác động của chất thải và các tác động khác của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; đánh giá, dự báo các rủi ro sự cố môi trường do chất thải gây ra;
- Các yêu cầu, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường áp dụng đối với dự án;
công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải; phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại; phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; phương án quản lý, biện pháp, công nghệ xử lý chất thải khác; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đến môi trường; các phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải của dự án gây ra;
- Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; - Các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án
Tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập báo cáo ĐTM
Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định tham vấn ý kiến cộng đồng là một trong những thủ tục không thể thiếu đó là sự tham gia của cộng đồng, là sự trao đổi thông tin giữa chủ dự án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các bên có liên quan trong quá trình lập, thẩm định báo cáo ĐTM của dự án.
Theo Điều 11 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định tham vấn cộng đồng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng có tác động rất lớn đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt tại các KCN. Báo cáo ĐTM trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực chất là lời cam kết của chủ dự án trước các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường và cả cộng đồng. Bảo vệ môi trường KCN cần chú trọng việc tăng cường ảnh hưởng tốt, giảm thiếu ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường. Chính vì vậy, sự tham gia của cộng đồng có tác động rất lớn đến việc chủ dự án đầu tư thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường. Việc tham gia phối hợp và tác động trực tiếp liên hệ với các cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án là việc làm cần thiết. Cộng đồng dân cư, những người dân sống xung quanh các dự án, KCN sẽ cảm nhận được những tích cực và tiêu cực
vấn sẽ vừa giúp cho các cơ quan có cái nhìn toàn diện hơn về dự án để phục vụ công tác thẩm định đạt hiệu quả. Những ý kiến phản hồi từ cộng đồng dân cư đồng thời cũng giúp chủ đầu tư xác định rủi ro tiềm ẩn tới môi trường mà quá trình thiết kế dự án có thể chưa tính đến. Việc tham vấn ý kiến cộng đồng được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật bảo vệ môi trường 2014.
2.2.2. Việc thực thi pháp luật đánh giá tác động môi trường tại KCN ở Việt Nam
Thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường nên trong năm 2018 đã có 469 dự án đầu tư [16, tr.16] thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ, Thủ tướng đã thực hiện ĐTM; 16 cơ sở được phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; nhiều dự án, hoạt động đầu tư đã thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Thông qua đánh giá tác động môi trường đã có sự điều chỉnh các định hướng phát triển, bố trí không gian phát triển và đầu tư phù hợp hơn về môi trường; hầu hết các dự án đầu tư đã được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các biện pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường, trong đó tập trung vào các giải pháp công trình phòng, ứng phó sự cố môi trường, giám sát môi trường của dự án, đặc biệt đối với dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011 - 2015, đã có hơn 9.000 dự án đầu tư trên cả nước thực hiện báo cáo ĐTM. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt hơn 1.200 báo cáo ĐTM; các bộ, ngành, địa phương thẩm định, phê duyệt hơn 100 báo cáo; các địa phương thẩm định, phê duyệt hơn 8.000 báo cáo. Riêng năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 477 hồ sơ và đã phê duyệt 230 báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ. Ngoài ra, Bộ cũng đã phê duyệt 81 báo cáo ĐTM