2.6. Đánh giá pháp luật kiểm soá tô nhiễm môi trƣờng tại khu
2.6.1. Kết quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soá tô
nhiễm môi trường tại KCN
Hệ thống các quy định về kiểm soát xả thải của doanh nghiệp kể từ khi ban hành Luật môi trường 2014 đến nay có 02 Luật, pháp lệnh, 10 Nghị định, 01 Chỉ thị, 04 Thông tư, 07 quy chuẩn (Phụ lục III: Danh mục các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường KCN, CSONC theo Báo cáo số 4012/BTNMT-TCMT ngày 27/7/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) và 02 quy trình kiểm soát gồm quy trình kiểm soát trong và ngoài hàng rào của cơ sở sản xuất; trong hàng rào có 10 bước kiểm tra, giám sát; ngoài hàng rào có 06 hoạt động kiểm soát và nhiều văn bản có hướng dẫn liên quan (Phụ lục III: Hệ thống quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát xả thải của doanh nghiệp và quy trình kiểm soát xả thải trong và ngoài hàng rào của doanh nghiệp theo vòng đời).
Quy định cụ thể về bảo vệ môi trường KCN triển khai quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật bảo vệ môi trường 2014 và các Nghị định có liên quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong. Một số nội dung mới được đưa vào Thông tư đã góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan gồm có: Ban quản lý KCN; các đơn vị xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN và các cơ sở hoạt động trong khu kinh tế, KCN. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành quy định cụ thể về bảo vệ môi trường với các cơ sở ô nhiễm cao: Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT quy định về hoạt động quan trắc môi trường. Ngày 26/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải” [29]. Việc thực hiện dự án sẽ góp phần kiểm soát công tác bảo vệ môi trường từ nguồn thải có lưu lượng từ 5 m3/ngày đêm trở lên.
Đặc biệt ngày 13/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Với phạm vi điều chỉnh 04 Nghị định liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, bao gồm: Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 Quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Nghị định 40/2019/NĐ-CP đã cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, quy định quản lý chặt chẽ hơn trong việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam và đối tượng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; bổ sung thêm nội dung quy định số lượng và thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường... Các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp về: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và các báo cáo môi trường khác, được lồng ghép trong cùng một báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Đề án kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao góp phần chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, sự cố môi trường trong tương lai; đồng thời thực hiện quyết tâm không chấp nhận việc thu hút đầu tư để ảnh hưởng đến môi trường, không đánh đổi phát triển kinh tế với hủy hoại môi trường mà Chính phủ đặt ra. Trong đó xác định
6 nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao gồm [37]:
- Rà soát các dự án, cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, xác định đối tượng và lập danh mục các dự án, cơ sở sản xuất cần kiểm soát đặc biệt cấp Trung ương và cấp tỉnh;
- Rà soát báo cáo đánh giá tác động môi trường, các báo cáo đăng ký, xác nhận, chứng nhận, giấy phép, chấp thuận điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, thanh tra và lập hồ sơ môi trường của từng dự án, cơ sở sản xuất thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt; đề xuất bổ sung, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu thấy cần thiết đối với các dự án chưa triển khai trên thực tế;
- Rà soát, đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu cải tiến, đổi mới về công nghệ sản xuất; cải tiến công trình và biện pháp bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; tăng cường năng lực quản lý và giám sát môi trường; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ về môi trường của từng dự án, cơ sở sản xuất thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt;
- Xác lập chế độ giám sát đặc thù về môi trường; chế độ báo cáo, thanh tra, kiểm tra đối với từng dự án, cơ sở sản xuất thuộc danh mục kiểm soát đặc biệt; xây dựng và thực hiện chương trình giám sát về môi trường;
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về các dự án, cơ sở sản xuất thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt trên phạm vi cả nước;
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt đối với dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường: Luyện gang, thép; Nhiệt điện; Khai thác, chế biến khoáng sản kim loại có sử
dụng hóa chất độc hại; Sản xuất giấy, bột giấy; Nhuộm (vải, sợi); Mạ; Chế biến mủ cao su; Chế biến tinh bột sắn; Sản xuất xi măng; Sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); Lọc hóa dầu; Thuộc da; Chế biến thủy sản; Chế biến mía đường; Sản xuất pin, ắc quy; Xử lý chất thải.