Nhu cầu hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 89 - 121)

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về kiểm soá tô nhiễm mô

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện

Hiện nay, hệ thống các văn bản về bảo vệ môi trường KCN đã được chú trọng hoàn thiện, với số lượng văn bản tương đối lớn, điều chỉnh hầu hết các vấn đề từ phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, quy định về chất thải rắn, khí thải, nước thải, quan trắc,..Các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN không chỉ được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật bảo vệ môi trường 2014 mà còn được quy định trong các luật, văn bản dưới luật có liên quan. Tuy nhiên thực tiễn thực thi ở Việt Nam còn chưa hiệu quả, phát sinh những tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tại KCN, cụ thể là:

Một là vướng mắc, hạn chế trong việc áp dụng các văn bản pháp luật trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường KCN

Việc triển khai quy hoạch KCN đã được duyệt của các địa phương còn hạn chế, chưa căn cứ trên khả năng thu hút đầu tư thực tế. nguyên nhân là tư duy quy hoạch còn mang nhiều tính cục bộ, địa phương chưa tính toán đúng mức lợi ích của vùng, quốc gia.

Nguồn nhân lực chuyên trách về môi trường tại các Ban Quản lý: theo quy định [15] có ít nhất 05 biên chế có chuyên môn về bảo vệ môi trường. Nhưng trong thực tế, Ban quản lý KCN phụ trách khối lượng công việc lớn nhưng chỉ có 1-2 cán bộ phụ trách mảng môi trường. Trong khi đó, Sở Tài

không có thẩm quyền giám sát các hoạt động trong khuôn viên KCN. Đây là khó khăn rất lớn cho việc kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở trong KCN.

Quy định về xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường: Theo Điều 17 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường quy định việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được tiến hành thông qua đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền thành lập. Như vậy, theo quy định này, Ban quản lý chỉ được thực hiện việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành đối với các cơ sở do Ban quản lý phê duyệt báo cáo ĐTM đã được UBND tỉnh ủy quyền. Tuy nhiên, tại khoản 6, điều 1, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT- BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý KCN, KCX, KKT lại quy định Ban quản lý có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án đối với các dự án đầu tư trong KCN, KKT theo pháp luật bảo vệ môi trường. Như vậy 02 quy định này không phù hợp với nhau sẽ rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

Quy định về chuẩn kết nối thiết bị quan trắc tự động: theo quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiều Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương chưa có đủ nguồn lực để xây dựng hạ tầng kết nối dữ liệu quan trắc tự động từ KCN.

Quy định về quan trắc môi trường xung quanh: Luật bảo vệ môi trường 2014 đã quy định tất cả chủ cơ sở phải thực hiện quan trắc chất phát thải và quan trắc thành phần môi trường. Tuy nhiên, quy định trong Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT lại chỉ yêu cầu các dự án thực hiện ĐTM chỉ phải quan

trắc môi trường xung quanh trong trường hợp cơ sở có phát sinh phóng xạ. Điều này đã khiến các địa phương lúng túng trong quá trình thực hiện.

Hai là bất cập về lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động: Phần lớn các phân khu chức năng trong KCN chưa lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động theo quy định do khó khăn về kinh phí đầu tư hoặc chưa huy động được nguồn đầu tư. Theo khảo sát một số địa phương đã làm tốt việc đầu tư quan trắc tự động như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Việc truyền dữ liệu quan trắc về cơ quan quản lý còn gặp nhiều khó khăn theo số liệu hiện cả nước mới có khoảng 20 tỉnh thực hiện việc truyền dữ liệu và hình ảnh về Chi cục bảo vệ môi trường. Các địa phương còn lại đều chưa thực hiện đầy đủ hệ thống truyền và tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động.

Ba là bất cập trong việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra: Thanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp kiểm soát ô nhiễm, quản lý môi trường nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm gây tác động tiêu cực tới môi trường do các hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung, bao gồm cả các hoạt động trong KCN. Hiện nay số lượng các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở các KCN đã giảm so với trước tuy nhiên mức độ và hình thức vi phạm lại phức tạp hơn. Bên cạnh đó, việc giám sát các kết luận thanh tra, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các địa phương còn chậm.

Bốn là việc phân bổ và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường chưa đủ, chưa đúng: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở tất cả các địa phương kinh phí sự nghiệp môi trường dành cho quản lý môi trường nói chung vẫn chưa được bố trí đủ nên hầu hết các hoạt động bảo vệ môi trường, thanh tra, kiểm tra, quan trắc giám sát môi trường định kỳ, phổ biến thông tin ở các KCN chưa được triển khai đồng bộ mà chỉ tập trung để thực hiện ở một số điểm nóng mà không bao quát hết toàn bộ các KCN một cách thường xuyên, liên tục. Một vài địa phương vẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường không

Năm là công tác báo cáo, cập nhật thông tin từ các Ban quản lý KCN ở các địa phương chưa được thực hiện đầy đủ: Tại Điều 14, Thông tư 35/2015/TT- BTNMT quy định về việc định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của KCN gửi UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều Ban quản lý, địa phương không thực hiện đúng quy định trên dẫn đến công tác thông tin môi trường KCN chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện

Với mục tiêu nhằm kiểm soát, hạn chế tới mức thấp nhất mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển đất nước, pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp cần được hoàn thiện theo định hướng sau:

Một là đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN phải đảm bảo hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau. Quán triệt Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là nhấn mạnh quan điểm “không phát triển kinh tế bằng mọi giá; không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, đổi mới phương thức quản lý môi trường “từ bị động giải quyết sang chủ động phòng ngừa”và "từ kiểm soát cuối đường ống sang kiểm soát cuối đường ống kết hợp với kiểm soát cả quá trình xử lý chất thải”, với nhiều quy định mới, đột phá nhằm từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.

Hai là đáp ứng yêu cầu của nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN: thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm được ưu tiên, coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác,

Ba là tăng cường sự phối hợp với các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong KCN: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của người dân, phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới

Bốn là đảm bảo các yếu tố đặc thù của KCN: tăng cường các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự.

Năm là đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng KCN ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN

Hệ thống pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN luôn được rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi và bảo đảm phù hợp với xu thế kinh tế hướng tới phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, Luật môi trường được xây dựng và ban hành lần đầu tiên năm 1993, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nhận thức, tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường. Tiếp đó, Luật bảo vệ môi trường 2005 được ban hành cùng với khối lượng lớn các văn bản hướng dẫn thi hành tạo thành hệ thống pháp luật hoàn thiện điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp vấn đề bảo vệ môi trường tại KCN [6]. Luật bảo vệ môi trường 2014 tiếp tục bổ sung và hoàn thiện lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN trong điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước. Song cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất

nước, hệ thống pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN đã bộc lộ những khiếm khuyết, hạn chế cần chỉnh sửa, bổ sung. Cùng với đó là tình trạng buông lỏng quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, sự cố tình vi phạm của các doanh nghiệp trong KCN vì mục đích kinh tế đã dẫn đến môi trường khu vực các KCN ô nhiễm nghiêm trọng.

Khác với khu vực sản xuất công nghiệp thủ công truyền thống, hầu hết các KCN được đầu tư xây dựng tập trung các ngành công nghiệp hiện đại với các trang thiết bị về xử lý chất thải, khí thải. Tuy nhiên, KCN là nơi tập trung nguồn phát thải với nhiều nhà máy cùng hoạt động trên một địa bàn, cùng một thời gian nếu quản lý không tốt sẽ tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện bước phát triển về xây dựng luật trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật khi hiến định nguyên tắc con người được sống trong môi trường trong lành tại Điều 43: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Đồng thời ghi nhận những quy định về điều kiện nhằm thực thi quyền về môi trường: Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lường mới, năng lượng tái tạo; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Như vậy, Nhà nước phải duy trì các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN, trong đó công cụ pháp luật là quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường KCN tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường và

Nhìn chung, hệ thống pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN đang tiếp tục được quan tâm, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN

Hoàn thiện quy định của pháp luật về công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong KCN. ĐTM đối với các dự án đầu tư trong KCN ở nước ta trong thời gian qua mới chỉ dừng lại ở mức hình thức. Chính vì vậy, cần có một hành lang pháp lý vững chắc để nâng cao hoạt động của các chủ thể tham gia vào ĐTM. Việc hoàn thiện pháp luật về ĐTM cần theo hướng đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình lập, thẩm định và giám sát thực hiện các báo cáo ĐTM. Xác định rõ người đại diện cho cộng đồng dân cư là ai, trình độ học vấn và ý thức quan tâm đến môi trường của họ ra sao để thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư. Cộng đồng dân cư cần được cung cấp thông tin về dự án, về môi trường và cần được giải trình một cách cụ thể. Qua đó nâng cao năng lực cộng đồng về các vấn đề môi trường và yêu cầu với báo cáo ĐTM. Ngoài ra, cũng cần phát huy các phương pháp tuyên truyền, vận động, sử dụng sức mạnh cộng đồng để bài trừ các hành vi gây ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp, xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng báo cáo ĐTM mà doanh nghiệp đã bị cảnh cáo, khiếu nại nhưng vẫn cố tình vi phạm như: tẩy chay không dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngoài việc bổ sung các quy phạm liên quan đến việc tham vấn cộng đồng, pháp luật cũng cần có quy định về giám sát, quản lý những người có chuyên môn và nghĩa vụ để lập báo cáo ĐTM. Ngoài ra cũng cần sửa đổi các quy định liên quan đến thời hạn thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo. Hội đồng thẩm định và phê duyệt cũng cần nâng cao ý thức pháp luật, rà soát nghiêm ngặt để đảm bảo những báo cáo ĐTM có chất lượng, kiên quyết loại bỏ những báo cáo

ĐTM còn mang tính hình thức, lắp ghép, không có tính ứng dụng thực tế. Tại Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 13/5/2019 đã khắc phục những tồn tại, hạn chế trong Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: Một dự án là một hồ sơ môi trường; đối tượng phải đánh giá tác động môi trường của Phục lục II và Phụ lục IIa có quy định về các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình quản lý chất thải; bố cục của báo cáo đánh giá tác động môi trường có điểm khác; thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thời gian thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường của các cơ quan có thẩm quyền cũng thay đổi; quy định chi tiết về đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; trách nhiệm của chủ đầu tư sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quyết định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; quy định thủ tục và thời gian kiểm tra xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 89 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)