2.6. Đánh giá pháp luật kiểm soá tô nhiễm môi trƣờng tại khu
2.6.2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Nhìn chung, từ thực tế cho thấy các quy định hiện hành về cơ bản đã thuận lợi cho việc thực hiện; các biện pháp thực thi tương đối toàn diện; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định khá cụ thể,.. Tuy nhiên trong thực tế nảy sinh một số vướng mắc sau:
Một, văn bản quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường còn chồng chéo, chưa thống nhất: Theo điều 34 Luật Đầu tư 2014, Điều 47 Luật Đầu tư công quy định hồ sơ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng quy định phải có đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Luật bảo vệ môi trường 2014 không có quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Tại khoản 2 Điều 25 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trường đầu tư của dự án”. Do vậy, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo về việc tháo gỡ vướng mắc quy định pháp luật về thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư tại quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường theo tờ trình số 42/CP-PL ngày 28/02/2018 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2264/VPCP- PL ngày 12/3/2018 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hai, hiện nay chưa có biện pháp, công cụ sàng lọc dự án đầu tư theo mức độ rủi ro về môi trường: theo Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03/6/2013
của Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo thực hiện “Cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường theo từng loại hình và mức độ tác động đến môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh”. Nhưng đến nay, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường chưa thể hiện rõ chủ trương này trong quá trình quản lý, chưa xác định, phân loại, nắm chắc các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, nhất là các dự án, cơ sở sản xuất lớn, có nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng để có biện pháp xử lý phù hợp. Do đó, cần bổ sung các quy định về sàng lọc dự án đầu tư, tăng cường kiểm soát một số đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để giải quyết thực tiễn quản lý môi trường đang đặt ra bức thiết hiện nay.
Ba, thiếu các quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát chủ dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải và vận hành thử nghiệm: Tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định, chủ dự án có trách nhiệm: “Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất 10 ngày làm việc….”. Tuy nhiên, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP chưa quy định rõ thời điểm vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải; điều kiện để đưa các công trình xử lý chất thải vào vận hành thử nghiệm; biện pháp xử lý khi vận hành thử nghiệm không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong việc kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm. Hiện nay, chủ dự án chỉ cần thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM và được tự vận hành thử nghiệm, tự chịu trách nhiệm về kết quả vận hành thử nghiệm và rất khó phát hiện nếu xảy ra sự cố trong giai đoạn này. Hiện nay, nội dung này đã được nêu tại Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.
Quy định về kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình BVMT của dự án còn chung chung, chưa quy định thời điểm chủ dự án phải báo cáo hoàn thành các công trình BVMT và không có cơ quan nào giám sát việc thực hiện của chủ dự án (Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP). Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP chưa quy định rõ các công trình BVMT cần phải kiểm tra, xác nhận và nội dung kiểm tra, xác nhận, nên việc tổ chức thực hiện thiếu thống nhất, mỗi địa phương một cách khác nhau. Điều 27 Luật BVMT quy định dự án chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT, nhưng không giao Chính phủ quy định chi tiết. Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án hiện nay đang được quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT là chưa phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bốn, công tác quan trắc, giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN: thiếu cơ chế khuyến khích các cơ sở lắp đặt hệ thống quan trắc tự động cụ thể là chưa có quy định việc miễn phải thực hiện quan trắc định kỳ đối với các thông số đã quan trắc tự động; việc sử dụng số liệu, chia sẻ số liệu và công khai số liệu quan trắc chưa được quy định cụ thể. Việc quan trắc môi trường định kỳ của doanh nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo hướng ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ quan trắc. Nhưng chất lượng quan trắc định kỳ chưa phản ánh đúng thực tế. Vì vậy, cần xây dựng hình thức các doanh nghiệp nộp tiền để thực hiện quan trắc vào Quỹ bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện theo mô hình một số nước trên thế giới đang áp dụng. Quy định về quan trắc nước thải tự động đang áp dụng cho cá cơ sở xả thải từ 1.000m3/ngày đêm trở lên, chưa siết chặt đối với các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như bột giấy, hóa chất,.. các cơ sở đã bị xử phạt vi phạm hành chính nghiêm trọng hoặc liên tục, kéo dài.
Năm, thiếu quy định hoặc quy định chưa đầy đủ về việc sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN: Hiện nay đã có quy định cho phép các KCN liền kề có thể sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) nhưng thiếu quy định về việc sử dụng chung HTXLNTTT của KCN và doanh nghiệp trong KCN và giữa các doanh nghiệp với nhau khi có liên kết đấu nối. Thiếu quy định về các thủ tục môi trường cần bổ sung khi có điều chỉnh quy mô từ cụm công nghiệp chuyển đổi thành KCN.
Sáu, cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chưa theo kịp, phù hợp và đồng bộ với cơ chế kinh tế thị trường: Các loại thuế, phí về môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường”, “người hưởng lợi từ giá trị môi trường phải trả tiền” mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh. Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải chưa được tính toán dựa trên mức độ độc hại, khối lượng nguyên liệu sản xuất đầu vào để tác động đến ý thức, trách nhiệm của người sản xuất trong giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường; một số dự án lớn sau khi kết thúc có nguy cơ gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người cần thiết phải thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường nhằm tạo ý thức cho các chủ thể, buộc phải tiến hành công tác phục hồi môi trường thường xuyên trong từng khâu của quá trình sản xuất và ở phạm vi tổng thể của toàn bộ chu trình sản xuất. Mặt khác, các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyến khích xã hội hóa trong một số hoạt động bảo vệ môi trường. Tại Điều 8 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng
sản còn bất cập như: thời điểm và cách thức ký quỹ; tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ BVMT nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ. Quy định này gây khó khăn cho hoạt động của quỹ và chưa có hướng dẫn cụ thể về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại các quỹ BVMT.
Bảy, các thủ tục hành chính cho phép về môi trường (giấy phép) chưa có sự liên thông, tích hợp để bảo đảm thuận lợi cho doanh nghiệp: theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành, sau đánh giá tác động môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang sử dụng các loại giấy phép để quản lý môi trường đối với các dự án, cơ sở như: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả khí thải, giấy chứng nhận đủ kiều kiện nhập khẩu phế liệu, giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, sổ chủ nguồn thải, kế hoạch quản lý môi trường. Các nội dung của các giấy phép này đang được quy định trong một luật hay bởi các luật khác nhau có sự trùng lặp về mục tiêu, nội dung, thẩm quyền, hoặc quy định khác nhau; được thực hiện theo các quy trình, thủ tục khác nhau, gây lãng phí thời gian, chi phí xã hội. Do vậy vấn đề cải cách hành chính và hợp nhất, liên thông các thủ tục hành chính về môi trường là một trong những nội dung ưu tiên để thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM