Thực trạng quy định về quan trắc môi trƣờng tại các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 59 - 63)

2.4.1. Khái niệm và nội dung các quy định pháp luật về quan trắc môi trường KCN trường KCN

Theo khoản 20 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về quan trắc môi trường tại KCN. Từ khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm: Quan trắc môi trường KCN là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường KCN, các yếu tố tác động lên môi trường KCN nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường KCN và các tác động xấu đối với môi trường KCN.

Quan trắc môi trường hoạt động cần thiết và có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý bảo vệ môi trường. Những quy định về quan trắc môi trường khả thi, phù hợp với thực tế là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ quản lý và cũng là cơ sở để các chủ thể có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về quan trắc môi trường gồm các quy định về: hoạt động quan trắc, thành phần môi trường và chất thải cần được quan trắc, chương trình quan trắc môi trường, hệ thống quan trắc môi trường, trách nhiệm quan trắc,.. Tuy nhiên, các quy phạm này mang tính định hướng không hướng dẫn cụ thể vấn đề quan trắc môi trường tại KCN. Trên cơ sở quy định chung, các chủ thể có thẩm quyền vạch ra các kế hoạch quản lý vấn đề quan trắc môi trường trong từng lĩnh vực cụ thể.

Theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy định về quan trắc môi trường như sau:

Tại khoản 1 Điều 8 quy định hệ thống quan trắc nước thải tự động là hệ thống bắt buộc phải có trong hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN;

Tại khoản 3 Điều 8 quy định nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN phải có thệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương;

Tại Điều 9 về quản lý nước thải KCN yêu cầu việc vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung phải có thiết bị đo lưu lượng đầu vào, thiệt bị quan trắc tự dộng duy trì hoạt động 24/24 giờ và truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương;

Tại Điều 15 về trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN yêu cầu bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường đáp ứng điều kiện phải tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường KCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN gửi Ban quản lý các khu kinh tế, KCN, Sở Tài nguyên và môi trường trước ngày 31/12 hàng năm. Báo cáo gồm các nội dung: đơn vị thực hiện quan trắc; đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động (báo cáo hàng quý) đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành; đánh giá kết quả quan trắc theo từng đợt lấy mẫu nước mặt, nước thải, nước ngầm,… so với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; lập biểu đồ và đánh giá diễn biến kết quả quan trắc theo từng đợt, từng năm, theo các thông số quan trắc đối với từng thành phần môi trường.

Tại Điều 16 quy định trách nhiệm của chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN phải thực hiện chương trình quan trắc môi trường, báo cáo theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả quan trắc cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN.

Tuy nhiên, những quy định về quan trắc môi trường KCN tại Thông tư này chưa tập trung vào một số điều luật cụ thể. Tổng hợp các quy định tại Thông tư, chúng ta có thể nhận thấy, vấn đề quan trắc môi trường KCN tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: hệ thống cơ sở vật chất quan trắc môi trường KCN gồm: hệ thống quan trắc toàn KCN; hệ thống quan trắc môi trường của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; chủ thể có nghĩa vụ quan trắc và báo cáo tình hình quan trắc môi trường thuộc về cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm quản lý vấn đề quan trắc môi trường KCN của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; báo cáo kết quả quan trắc môi trường KCN phải tuân thủ theo mẫu chung;…

2.4.2. Việc thực thi pháp luật về quan trắc môi trường ở Việt Nam

Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường năm 2018 thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 [27], trong năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai Đề án quan trắc môi trường quốc gia đối với không khí và nước giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục theo dõi và đánh giá hoạt động qua trắc của các Trung tâm, trạm quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tiếp tục duy trì 09 chương trình quan trắc môi trường tại các lưu vực sông, nước mặt; 03 chương trình quan trắc môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm; 02 chương trình quan trắc tự động (Bao gồm: Quan mắc môi trường lưu vực sông Cầu; Nhuệ - Đáy; Mã; Hồng – Thái Bình; Đà; Cả La; sông Trà Trúc; hệ thống sông Đồng Nai; nước mặt vùng Tây Nam Bộ; Vu Gia – Thu Bồn; quan trắc tại vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc, Trung, Nam; quan trắc tại khu vực khai thác bauxite, tác động của hoạt động thủy điện tại vùng Tây Nguyên).

Sau sự cố môi trường biển miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND 04 tỉnh miền Trung triển khai thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường 04 tỉnh miền Trung” [28]; triển khai chương trình quan trắc và chất lượng môi trường biển tại 04 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế trong 02 năm 2018-2019; xem xét việc đầu tư, xây dựng thêm một số trạm quan trắc nước biển và không khí tự động, liên tục tại 04 tỉnh nêu trên. Thủ tướng Chính phủ đã phê, chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải” [29].

Các địa phương đã tăng cường, buộc các cơ sở có quy mô xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị quan trắc, giám sát liên tục, tự động hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường. Một số địa phương đã mở rộng đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc, tự động: tỉnh Hưng Yên yêu cầu cơ sở có lưu lượng 100 m3/ ngày đêm phải lắp đặt thiết bị; tại các địa phương (Bình Định, Nam Định, Đồng Tháp, Hậu Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc) đã bố trí nguồn kinh phí để xây dựng, lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước mặt tự động trên các lưu vực sông và hệ thống phần mềm, hạ tầng tiếp nhận số liệu quan trắc môi trường tự động gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường; một số địa phương (Hậu Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc,..) đã xây dựng và ban hành quy định hoặc văn bản hướng dẫn về yêu cầu kỹ thuật, kết nối dữ liệu hệ thống quan trắc và hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, nhiều KCN đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động như: Khai Quang, Bình Xuyên II (Vĩnh Phúc); Nam Sách, Phúc Điền, Tân Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)