Hoạt động quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 49 - 52)

2.3. Thực trạng quy định về quản lý chất thải tại các KCN

2.3.2. Hoạt động quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn

thông thường tại KCN

Các quy định pháp luật

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu quy định chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Như vậy, trong KCN tồn tại cả CTR công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt. CTR công nghiệp là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm cả CTR, bùn sinh ra từ hệ thống xử lý chất thải lỏng và khí thải. CTR công nghiệp không bao gồm CTR sinh hoạt của cán bộ, công nhân tại các KCN.

CTR trong KCN phải phân loại CTR thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại; bùn cặn của nhà máy xử lý nước thải tập

trung, hệ thống thoát nước của KCN và các cơ sở trong KCN phải được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý bùn thải [7].

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN là chủ nguồn thải CTR công nghiệp thông thường thực hiện trách nhiệm phân định, phân loại, lưu giữ CTR công nghiệp thông thường theo quy định của pháp luật; tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi hoặc ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTR công nghiệp thông thường. Định kỳ báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất CTR công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Phụ lục II: Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ).

Thực trạng pháp luật quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thông thường tại KCN ở Việt Nam hiện nay

Theo Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường năm 2018 của Chính phủ báo cáo Quốc hội: Hàng năm, CTR công nghiệp phát sinh khoảng 25 triệu tấn, trong đó tro xỉ nhiệt điện, xỉ thép và thạch cao từ các nhà máy sản xuất phân bón hóa học khoảng 16,9 triệu tấn. Lượng tro xỉ phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng 13 triệu tấn/năm. Hiện nay lượng tro, xỉ tồn trữ tại các bãi chứa khoảng 34,3 triệu tấn và phải sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 1.000 ha, chứa nhiều tạp chất gây ô nhiễm [4].

Theo số liệu hiện tay tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp đạt tỷ lệ khá cao, đạt trên 90% khối lượng CTR công nghiệp phát sinh. Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn thải xác định và có đăng ký với Ban Quản lý KCN.

Hầu hết các cơ sở trong KCN ký hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải (chiếm tỷ lệ 74,2%) các cơ sở bán chất thải có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ 18%; một số cơ sở thực hiện nghiền

Lượng CTR công nghiệp ở nước ta những năm gần đây phát sinh rất lớn, đặc biệt là ở những vùng có ngành công nghiệp phát triển như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Riêng TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2016, khối lượng CTR công nghiệp ước phát sinh khoảng 1.500 - 2.000 tấn/ngày từ hơn 2.000 nhà máy lớn và khoảng 10.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, nằm trong và ngoài các KCX - KCN và CCN; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng phát sinh lượng lớn CTR thông thường khoảng 1.000 tấn/ngày, chủ yếu là xỉ thép, tạp chất từ phế liệu thép nhập khẩu, xỉ than đá, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải…Theo số liệu của Tổng cục Môi trường, lượng CTR thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ước tính khoảng 25 triệu tấn/năm, riêng từ các KCN là khoảng 8,1 triệu tấn/năm [1]. Theo đánh giá, thành phần CTR công nghiệp có thể thay đổi theo hướng gia tăng chất thải nguy hại, đây là kết quả của quá trình gia tăng mức độ công nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao.

Với lợi thế là mô hình sản xuất tập trung, các KCN có nhiều thuận lợi hơn trong việc quản lý chất thải, do đó, tỷ lệ thu gom CTR tại khu vực này cao hơn so với các CCN và các cơ sở sản xuất ngoài KCN. Tại các KCN, CTR thường được tận dụng tái chế, tái sử dụng tối đa, phần thải bỏ sẽ ký hợp đồng với đơn vị/doanh nghiệp xử lý chất thải để xử lý tập trung. Phần lớn các CCN vẫn chưa hoàn thiện các công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung. Đối với các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN, CCN việc quản lý, kiểm soát ô nhiễm còn gặp nhiều khó khăn.

Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt, gây khó khăn trong việc thu gom, xử lý. Trước khi chuyển giao cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, CTR công nghiệp thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở. Tuy nhiên,

tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa CTR công nghiệp chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên. Việc thu gom CTR công nghiệp trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN do đội vệ sinh của nhà máy đảm nhiệm và Ban quản lý KCN chịu trách nhiệm quản lý chung. Tại nhiều KCN chưa có nhiều điểm tập trung thu gom CTR theo quy định.

Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý CTR công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý có quy mô lớn. Việc xử lý CTR công nghiệp mới thực hiện ở quy mô nhỏ. Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài KCH hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Việc tái chế, tái sử dụng CTR công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp. Trước đây, tro xỉ than chỉ được tái chế để làm gạch không nung, phụ gia bê tông, phụ gia xi măng,.. tuy nhiên mới chỉ đạt 30% tổng lượng tro, xỉ phát sinh. Do vậy, đã có một số giải pháp sử dụng tro xỉ, thạch cao tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất đã được áp dụng. Mục tiêu là xử lý phế thải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Các giải pháp này sẽ giúp giảm diện tích bãi thải; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên hiện nay việc triển khai còn nhiều khó khăn do lượng xỉ than thường có khối lượng lớn và trong thành phần có chứa nhiều tạp chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)