thích hợp để phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân xã
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định vị trí, tính chất pháp lý của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và Hội đồng nhân dân xã nói riêng.
Quan điểm thứ nhất, Hội đồng nhân dân xã không phải là cơ quan quyền
lực nhà nƣớc ở địa phƣơng mà chỉ là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng. Những ngƣời theo quan điểm này lập luận rằng: ở nƣớc ta, quyền lực nhà nƣớc là thống nhất và tập
trung ở Quốc hội; chỉ có Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất. Mọi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã phải ban hành trên cơ sở Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Mặt khác, Hội đồng nhân dân không có chức năng lập pháp. Nếu theo quan điểm này, Hội đồng nhân dân không còn là cơ quan quyền lực nhà nƣớc theo đúng nghĩa; không còn đƣợc quyết định những nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực nhà nƣớc mà chỉ còn là một tổ chức mang tính xã hội của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Mà các tổ chức này ở địa phƣơng cũng đã và đang khẳng định đƣợc rất nhiều ƣu thế của mình (ví dụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam). Nhƣ vậy, không nhất thiết phải thành lập Hội đồng nhân dân xã.
Quan điểm thứ hai, Hội đồng nhân dân là cơ quan tự quản ở địa phƣơng.
Tự quản địa phƣơng là một cách thức tổ chức chính quyền mà ở đó địa phƣơng có quyền tự quyết định và giải quyết các vấn đề riêng ở địa phƣơng mình vì lợi ích cộng đồng dân cƣ dƣới sự kiểm tra, giám sát của nhà nƣớc. Hội đồng nhân dân xã sẽ đại diện cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng để quyết định những vấn đề mang tính địa phƣơng, trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Nếu theo quan điểm này, Hội đồng nhân dân xã phải có bộ máy riêng, có ngân sách riêng và không nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc; độc lập với các cơ quan trung ƣơng. Xác định Hội đồng nhân dân xã là cơ quan tự quản sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là tập trung, thống nhất và thuộc về nhân dân cũng nhƣ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc đã đƣợc Hiến pháp 1992 quy định.
Quan điểm thứ 3, nên giữ nguyên vị trí, tính chất pháp lý của Hội đồng nhân dân nhƣ pháp luật hiện nay tức Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng.
Ba quan điểm trên khi bàn đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và Hội đồng nhân dân xã nói riêng đều có những điểm hợp lý nhất định. Nhƣng quan điểm của tác giả là nên xác định vị trí, tính chất pháp lý của Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng đồng thời là cơ quan tự quản - đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng. Nhƣng phạm vi tự quản của Hội đồng nhân dân xã chỉ nên đƣợc giới hạn trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích đặc thù của từng xã trong việc chăm lo đời sống của nhân dân, hƣớng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản ở địa phƣơng. Nếu theo quan điểm này khi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cần bổ sung thêm các nhiệm vụ thể hiện tính chất này.
- Về chức năng của Hội đồng nhân dân xã: Từ vị trí, tính chất đƣợc mở rộng nhƣ trên thì Hội đồng nhân dân xã có chức năng quyết định tất cả những vấn đề về kinh tế – văn hóa – xã hội – trật tự và an toàn ở địa phƣơng. Đặc biệt trong chức năng quyết định của Hội đồng nhân dân xã, pháp luật cần bổ sung thêm nội dung Hội đồng nhân dân quyết định về việc chăm lo đời sống các mặt ở địa phƣơng: giáo dục, văn hóa, y tế, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phƣơng, đƣờng liên thôn – liên xã…
- Về nhiệm vụ, quyền hạn: Đối với Hội đồng nhân dân xã, do đặc thù quản lý nhà nƣớc ở nông thôn nên pháp luật cần quy định những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Nhiệm vụ – quyền hạn quản lý đƣợc phân cấp: quyết định các chủ trƣơng, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực.
+ Nhiệm vụ – quyền hạn do cấp trên ủy quyền: thu thuế, tuyển quân…
+ Nhiệm vụ – quyền hạn trong việc giám sát các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng.
+ Nhiệm vụ – quyền hạn mang tính tự quản: Lĩnh vực tự quản ở xã có những đặc điểm riêng, có những thuận lợi và khó khăn riêng, rất phong phú; pháp luật không nên quy định một cách cụ thể, liệt kê mà chỉ nêu ra các định hƣớng cho hoạt động này là chăm lo đời sống của nhân dân địa phƣơng trên tất cả các mặt.
Việc giao quyền chủ động cho Hội đồng nhân dân xã quyết định các vấn đề ở địa phƣơng là cần thiết trong điều kiện Việt Nam đang xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Vì về nguyên tắc, Nhà nƣớc pháp quyền là một Nhà nƣớc can thiệp rất ít vào đời sống của nhân dân; chỉ định ra các chính sách phát triển quốc gia ở tầm vĩ mô; còn giao quyền tự chủ cho các chính quyền địa phƣơng, phát huy quyền chủ động của nhân dân.