Cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự phối hợp của hệ thống chính trị trong hoạt động của chính quyền xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 112 - 115)

g. Hoàn thiện tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã để Uỷ ban thực sự là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã

3.2.6. cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự phối hợp của hệ thống chính trị trong hoạt động của chính quyền xã

hợp của hệ thống chính trị trong hoạt động của chính quyền xã

Năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền xã phụ thuộc vào nhiều nhân tố; trong đó sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; giúp chính quyền hoạt động đúng định hƣớng, sát với yêu cầu, nhiệm vụ của địa

phƣơng; đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng vào cuộc sống. Vì vậy, muốn xây dựng chính quyền xã vững mạnh thì một nhiệm vụ rất quan trọng là phải đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng và của hệ thống chính trị trong tổ chức, hoạt động của chính quyền xã. Mặt khác, xuất phát từ thực trạng hệ thống chính trị nói chung và tổ chức Đảng, chính quyền xã nói riêng hoạt động yếu, kém hiệu quả nên yêu cầu bức xúc là phải tìm ra những giải pháp để xây dựng các tổ chức Đảng cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Thứ nhất là, chính quyền xã phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng cấp trên. Sự trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo này phải thể hiện rõ ở khía cạnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Phải đặt việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị: “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”. Chính quyền xã phải coi trọng cả ba mặt nói trên; không đƣợc nhấn mạnh mặt này mà coi nhẹ, hạ thấp mặt kia hay ngƣợc lại. Trong cơ chế tổng thể ấy, chính quyền xã phải xác định rõ quyền và trách nhiệm của các thành viên khác trong hệ thống chính trị. Có xác định rõ điều đó mới tránh đƣợc tình trạng bao biện, làm thay hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Thứ hai là, chính quyền xã phải bám sát các tiêu chuẩn về tổ chức Đảng

trong sạch, vững mạnh mà trung ƣơng đã đề ra; tránh tình trạng vì chạy theo thành tích mà báo cáo sai sự thật. Đồng thời tránh cả tình trạng vì nể nang mà đi đến công nhận là trong sạch, vững mạnh cả những đơn vị không đạt tiêu chuẩn. Hiện nay việc khảo sát, đánh giá thực trạng của của tổ chức Đảng cơ sở vẫn chƣa đƣợc tiến hành một cách đồng bộ mà còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích. Vì vậy, yêu cầu là phải có sự phối hợp giám sát chặt chẽ để tiến hành khảo sát, đánh giá lại một cách chính xác thực trạng của các tổ chức Đảng cơ sở.

Thứ ba là, phải tiến hành xử lý nghiêm minh những Đảng viên, cán bộ – công chức chính quyền xã vi phạm kỷ luật; đƣa những ngƣời không đủ tƣ cách đảng viên ra khỏi tổ chức Đảng. Chi bộ, Đảng bộ chính quyền xã phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo cơ sở; sinh hoạt nội bộ thƣờng xuyên; đấu tranh phê bình, tự phê bình, đoàn kết nội bộ, gƣơng mẫu với nhân dân. Chính quyền xã thƣờng xuyên phân loại đảng viên, phấn đấu không có đảng viên yếu kém, vi phạm kỷ luật làm ảnh hƣởng tới thanh danh của Đảng. Đảng viên – nhất là những đảng viên có chức, có quyền trong chính quyền xã phải gƣơng mẫu phê bình, tự phê bình, trong chi bộ, đảng bộ và trong nhân dân. Qua tự phê bình trong nội bộ và qua phê bình, nhận xét của nhân dân, cần biểu dƣơng kịp thời những cán bộ, đảng viên gƣơng mẫu; xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên có sai phạm.

Thứ tư là, chính quyền xã cần phải coi trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở là một chiến lƣợc có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ hiện trạng đội ngũ cán bộ - công chức, đảng viên ở cơ sở còn nhiều yếu kém, năng lực còn hạn chế vì vậy yêu cầu việc đào tạo, bồi dƣỡng phải có chiều sâu. Mọi cán bộ, đảng viên đều phải tự giác rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, đặt mình trong sự quản lý của chi bộ; tuân thủ nghiêm túc kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

Thứ năm là, chính quyền xã phải tạo đƣợc sự phối, kết hợp hoạt động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức xã hội khác. Phải hoạt động trên tinh thần lấy giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, dƣới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng. Cần xác định sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội là một nguyên lý của xã hội chủ nghĩa nói chung, của nƣớc ta nói riêng. Cấp ủy

Đảng ở cơ sở phải xây dựng quy chế về sự lãnh đạo của mình đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phƣơng. Phải phát huy, củng cố hơn nữa vai trò vị trí của chính quyền xã; hoàn thiện cơ cấu bộ máy chính quyền xã trên tất cả các mặt: tổ chức, phân công, phân trách nhiệm , mối quan hệ làm việc giữa cấp trên và cấp dƣới… Hiệu quả hoạt động của chính quyền xã không chỉ phụ thuộc vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng nói chung mà còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ cấp ủy Đảng ở các địa phƣơng. Vì vậy, các yêu cầu trên phải đƣợc tiến hành đồng bộ thì mới nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và tổ chức Đảng cơ sở nói riêng nhằm phát huy ngày càng cao hơn nữa năng lực hoạt động của chính quyền xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)