Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 103 - 109)

g. Hoàn thiện tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã để Uỷ ban thực sự là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã

3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc

đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc

Hiện nay, cộng đồng kinh tế – xã hội đã và đang không ngừng biến động dƣới tác động của các sự kiện sau đây: sự phát triển của kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra sôi động trên địa bàn xã; những tác động của hội nhập quốc tế và kinh tế vào địa bàn xã: sự ra đời của các khu công nghiệp, các khu du lịch, sự xuất hiện của nhiều du khách quốc tế; tiến bộ khoa học và công nghệ tác động đến cuộc sống thôn dân trên các mặt chính trị nhƣ: tác động vào sản xuất nông nghiệp; tác động vào sinh hoạt của ngƣời dân; tác động vào dân trí, nâng cao tầm hiểu biết của ngƣời dân. Do những tác động trên nên công tác quản lý nhà nƣớc của chính quyền xã đang đứng trƣớc các biến đổi lớn về nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc nhƣ sau:

- Chủng loại quan hệ xã hội cần đƣợc điều chỉnh đang không ngừng mở rộng, xuất hiện nhiều loại hình công tác quản lý nhà nƣớc mà trƣớc đây chính quyền xã không phải làm. Ví dụ nhƣ: việc chiếu sáng nơi công cộng, thoát nƣớc, thu gom rác thải, cấp nƣớc sạch…

- Khối lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc cũng tăng lên rất nhiều ở xã (kể cả trong các công việc có tính chất truyền thống), đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp và phát triển các ngành nghề truyền thống.

- Nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của chính quyền xã khó hơn trƣớc với sự phát triển cao về dân trí của dân cƣ, quản lý khách du lịch, nhiều phần tử luôn có ý thức chống đối, cộng đồng xã đã và đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc…

Những biến đổi về nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc nhƣ trên tại địa bàn xã đặt ra cho cán bộ - công chức xã những đòi hỏi mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nƣớc nhƣ sau:

Thứ nhất là, xác định rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy chính quyền xã trong điều kiện mới; đặc biệt, phải xác định đƣợc khối lƣợng các công việc cần tiến hành. Trên cơ sở đó, xác định phƣơng hƣớng, xây dựng cơ cấu, số lƣợng các chức danh của bộ máy cơ quan xã sao cho vừa đảm bảo hiệu quả công việc vừa không làm bộ máy phình to theo 2 cách:

- Cách thứ nhất là, quy định rõ các chức danh nhƣng phải xác định rõ và mở rộng hơn các chức năng, nhiệm vụ mà chức danh đó phải đảm nhiệm, phù hợp với những yêu cầu hoạt động của chính quyền xã trong xu hƣớng hội nhập. Tránh tình trạng có thêm nhiệm vụ là đòi thêm chức danh nhƣ đã xảy ra.

- Cách thứ hai là, thông qua việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền xã có thể khoán phụ cấp (hoặc lƣơng) trong tổng số kinh phí hoạt động của chính quyền cơ sở để cho Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân xã xem xét cụ thể đặc điểm tình hình địa phƣơng và quyết định tổ chức bộ máy cho phù hợp. Với cách này vừa tiết kiệm đƣợc ngân sách nhà nƣớc, vừa phát huy đƣợc sự năng động, sáng tạo và nỗ lực của những ngƣời làm công tác ở cơ ở.

Thứ hai là, sớm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán bộ - công chức

chính quyền cơ sở nói chung và chính quyền xã nói riêng. Ngoài tiêu chuẩn chung của cán bộ - công chức trong thời kỳ mới, cán bộ - công chức xã còn phải có những tiêu chuẩn đặc thù của cấp chính quyền cơ sở. Trên cơ sở tiêu chuẩn chung đó, cần tiến tới xây dựng tiêu chuẩn của từng chức danh cụ thể. Cần phải làm rõ những tiêu chuẩn riêng phân biệt giữa cán bộ chủ chốt với công chức chuyên môn giúp việc. Đặc biệt, phải thể chế hóa các tiêu chuẩn đối với các chức danh chuyên môn, xác định rõ yêu cầu đối với từng vị trí chức danh cụ thể. Ví dụ: đối với cán bộ chủ chốt ở xã, phải

có ít nhất 01 bằng Đại học; bổ sung kiến thức chuyên ngành từ trung cấp trở lên; có chứng chỉ bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo và quản lý; chứng chỉ A tin học trở lên; đối với công chức tƣ pháp - hộ tịch: phải có trình độ cử nhân Luật trở lên, tin học A … Chính việc làm rõ các tiêu chuẩn sẽ giúp cho chọn đƣợc những ngƣời đúng chuyên môn và có năng lực thực sự.

Thứ ba là, xem xét lại việc tạo nguồn cán bộ bổ sung – thay thế nhất là đối với các chức danh chủ chốt của bộ máy chính quyền xã. Xuất phát từ thực trạng tâm lý và sự thu hút cán bộ về công tác tại cơ sở nói chung là thấp nên giải pháp này cần phải nghiên cứu và thực hiện một cách có hiệu quả. Tạo nguồn cán bộ - công chức xã là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tổ chức cán bộ nên phải đƣợc dựa trên các yêu cầu sau:

- Dựa trên năng lực, nhiệm vụ của chính quyền xã; thực hiện chủ trƣơng phân cấp cho chính quyền xã; chức năng – nhiệm vụ của chính quyền xã ngày càng đƣợc mở rộng và phức tạp.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ - công chức xã hiện có để có định hƣớng tạo nguồn bổ sung.

- Công tác quy hoạch cán bộ nhằm tạo nguồn bổ sung thay thể cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Từ đó, phải xác định cụ thể tạo nguồn cán bộ - công chức xã phải từ các nguồn sau:

- Nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý: phải đƣợc xem xét quy hoạch, đánh giá bổ sung quy hoạch cán bộ thƣờng xuyên; lựa chọn từ đội ngũ cán bộ hiện có; từ phong trào quần chúng để phát hiện và kịp thời đào tạo bồi dƣỡng cả về trình độ kiến thức, đạo đức, tác phong…

- Nguồn bổ sung tuyển dụng vào làm công chức xã: lựa chọn từ trong nhân dân; học sinh, sinh viên của địa phƣơng đang theo học tại các trƣờng Đại học hoặc trung học chuyên nghiệp (ƣu tiên đồng bào dân tộc);

bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; cán bộ không chuyên trách ở xã để tiếp tục bồi dƣỡng - đào tạo nhằm bố trí các chức danh công chức xã.

Thứ tư là, đổi mới tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc đối với cán bộ - công chức xã theo hƣớng:

- Điều chỉnh tiền lƣơng đảm bảo linh hoạt và phù hợp với mức tăng năng suất lao động, thực trạng nền kinh tế và mức tăng thu nhập chung toàn xã hội nhằm khuyến khích cán bộ - công chức xã làm việc tân tụy, trung thành, công tâm. Gắn tiền lƣơng với kết quả lao động của từng ngƣời với nguồn thu và hiệu quả công việc.

- Đối với cán bộ tăng cƣờng về cơ sở, ngoài các khoản đƣợc hƣởng theo quy định hiện hành thì nên có các khoản trợ cấp thêm trong thời gian công tác ở địa phƣơng.

- Giảm thời gian tập sự đối với sinh viên mới ra trƣờng; việc quy định về thời gian tập sự cần rõ ràng cụ thể hơn để tránh sự thiệt thòi cho cán bộ - công chức chuyển nơi công tác.

- Thƣờng xuyên biểu dƣơng, khen thƣởng bằng vật chất với những cán bộ – công chức nhiệt tình, say mê công tác, tự rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt, giữ gìn phẩm chất đạo đức.

- Về chế độ bảo hiểm xã hội: hiện nay lao động làm việc cho chính quyền xã, một số trƣờng hợp không đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội nên nhiều trƣờng hợp phải gián đoạn do không trúng cử hoặc do đƣợc phân công của tổ chức Đảng phải chuyển làm việc khác thuộc các chức danh không chuyên trách. Cần có quy định để các đối tƣợng này tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tránh thiệt thòi khi đến tuổi chính sách.

- Cải thiện điều kiện và môi trƣờng làm việc góp phần tăng hiệu quả hoạt động của công sở; tăng năng suất lao động của cán bộ - công chức; tiếp cận với thông tin hiện đại, tri thức mới cũng nhƣ thành tựu khoa học,

công nghệ. Nghiên cứu công năng sử dụng để quy chuẩn trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, tránh tình trạng điều kiện làm việc không đồng nhất; không đủ điều kiện làm việc hoặc quá chênh lệch giữa nơi này với nơi khác.

Thứ năm là, có chính sách và quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ - công chức xã về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nƣớc. Trình độ học vấn nói chung của cán bộ - công chức xã là thấp nhƣng đó chƣa phải là vấn đề cấp bách. Khiếm khuyết cơ bản mang tính cấp bách là mức độ hiểu biết, khả năng thực hành quản lý hành chính, năng lực vận dụng, kỹ năng điều hành công vụ. Đào tạo quản lý cho cán bộ - công chức xã là vấn đề quan trọng không chỉ cho mục tiêu cải cách hành chính mà còn cần cho sự phát triển liên tục của một nhà nƣớc vững mạnh. Giải pháp này phải đƣợc thực hiện đồng bộ theo các hƣớng sau đây:

- Tổng điều tra trình độ, kiến thức của cán bộ - công chức xã trong phạm vi toàn quốc. Nội dung điều tra gồm các tiêu chí sau: học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nƣớc, tin học. Kết quả điều tra phải có căn cứ kiểm chứng (bằng cấp, giấy chứng nhận…); phải phán ánh đúng với yêu cầu của cuộc điều tra. Tổng điều tra phải đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, khoa học, tiết kiệm và hiệu quả.

- Từ kết quả tổng điều tra, nghiêm túc xây dựng kế hoạch xử lý kết quả tổng điều tra: động viên từ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ - công chức không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn theo quy định; đào tạo bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, kỹ thuật tin học cho những ngƣời chƣa đạt yêu cầu; xây dựng chƣơng trình với nội dung thiết thực; mở lớp tại cơ sở để đào tạo và bồi dƣỡng cho các chức danh chủ chốt; áp dụng rộng rãi, thƣờng xuyên việc hội thảo, rút kinh nghiệm công tác của chính quyền xã; đƣa cán bộ huyện về làm mẫu cho những xã trọng điểm.

- Không nên đặt ra các khoản đóng góp đối với học viên. Nguồn kinh phí do Nhà nƣớc tài trợ và ngân sách xã phụ cấp một phần để giải quyết khó khăn về kinh tế cũng là một trong những động lực thu hút cán bộ - công chức xã đi học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thay vì xác định mục tiêu cho đào tạo, giờ đây chúng ta nên xác định đào tạo cho các mục tiêu: đào tạo hành chính nhà nƣớc cho mục tiêu cải cách hành chính, đào tạo quản lý nhà nƣớc cho một nền kinh tế chuyển đổi và hiện đại hóa nền hành chính nhà nƣớc, đào tạo quản lý cho mục tiêu quản lý và phát triển nguồn nhân lực…

Thứ sáu là, thực hiện việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa các xã nhằm sử dụng có hiệu quả, tạo nên sự đồng đều trong đội ngũ cán bộ - công chức xã và khắc phục đƣợc tình trạng cục bộ địa phƣơng. Căn cứ vào đặc điểm từng xã, nhu cầu công việc, năng lực… cán bộ cấp ủy Đảng lập quy hoạch, kế hoạch luân chuyển cán bộ theo một quy trình chặt chẽ và có chế độ thích hợp. Việc luân chuyển phải làm theo nghĩa toàn diện bao gồm các hình thức sau:

- Đƣa cán bộ từ xã này sang xã khác nhằm mục đích cân đối giữa nơi thừa cán bộ có năng lực với nơi thiếu cán bộ và tránh cục bộ địa phƣơng.

- Đƣa cán bộ từ cấp trên xuống cấp xã nhằm tăng cƣờng, củng cố chính quyền xã vững mạnh.

- Đƣa cán bộ xã lên cấp trên nhằm phát huy tích cực năng lực công tác của cán bộ hoặc ổn định tổ chức, giải quyết vấn đề cục bộ địa phƣơng.

Thứ 7 là, xây dựng và ban hành Quy chế công vụ, thanh tra, kiểm tra thực hiện công vụ đối với cán bộ - công chức xã. Quy chế công vụ là văn bản về quy tắc xử xự do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực bắt buộc với mọi công chức trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc, tổ chức

thuộc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành văn bản phải tuân theo. Thực hiện chƣơng trình cải cách hành chính nhà nƣớc đến năm 2010, việc xây dựng các quy chế liên quan đến cải cách hành chính nhƣ: quy chế công vụ, quy chế quản lý cán bộ - công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh. Việc xây dựng quy chế công vụ cần chú ý đến các chế độ khen thƣởng đối với cán bộ - công chức gƣơng mẫu; các biện pháp chế tài, kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ công vụ. Đề cao trách nhiệm của cán bộ - công chức trong thực thi công vụ và phục vụ nhân dân. Coi trọng trau dồi phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm gắn với việc thắt chặt kỷ luật hành chính, nâng cao năng lực chuyên môn…

Đội ngũ cán bộ - công chức chính quyền xã nói riêng và chính quyền cơ sở nói chung có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tại địa phƣơng. Các chủ trƣơng, đƣờng lối đó có đi vào cuộc sống hay không xét cho cùng đƣợc quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ - công chức cơ sở. Vì vậy, tăng cƣờng xây dựng và đội ngũ cán bộ - công chức xã đủ đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nhiệm vụ cấp bách trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 103 - 109)