Phân biệt rõ ràng vị trí, tính chất, vai trò, nhiệm vụ – quyền hạn của chính quyền xã với chính quyền phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 92 - 94)

chính quyền xã với chính quyền phường

Xã, phƣờng, thị trấn là ba hình thức của cùng một cấp hành chính (chính quyền cấp cơ sở hay còn gọi là chính quyền xã, phƣờng, thị trấn). Nhƣng phƣờng là một cấp hành chính đặc thù của đô thị bởi nhiều yếu tố phối hợp từ mật độ dân cƣ, sự tập trung và phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, thƣơng mại, du lịch, công nghiệp. Trong khi đó, xã - thị trấn (gọi chung là xã) là cấp hành chính đặc thù của nông thôn, đƣợc hình thành và phát triển một cách tự nhiên dƣới tác động của nhiều yếu tố nhƣ: huyết tộc, văn hóa, địa lý, địa chính trị…. Sở dĩ có những điểm khác nhau đó là do một số lý do sau:

Một là, sự khác nhau về vị trí, vai trò trong bộ máy nhà nƣớc. Phƣờng là nơi tập trung dân cƣ và sản xuất ở mức độ cao. Đây cũng là trung tâm văn minh, là hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa

phƣơng. Trong 3 loại hình cơ sở trên, thì xã chiếm đến 85% đơn vị hành chính cơ sở trong toàn quốc từ Bắc tới Nam, từ miền núi, đồng bằng đến hải đảo. Mọi chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc đều phải đƣợc tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở mà chủ yếu là cấp xã.

Hai là, sự khác nhau về kinh tế. Kinh tế nông thôn (xã) là đơn ngành và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Còn kinh tế đô thị (phƣờng) là đa ngành, phi nông nghiệp; chủ yếu là công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Kinh tế đô thị có tốc độ phát triển cao hơn ở nông thôn và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc.

Ba là, sự khác nhau về dân cƣ. Dân cƣ nông thôn (xã) đơn giản, thuần nhất, gắn kết với nhau từ lâu đời trên cơ sở truyền thống và huyết thống tạo nên những bản sắc, phong tục, tập quán riêng của từng xã, thôn, làng, bản, ấp. Dân cƣ đô thị rất đa dạng, phức tạp, đông đúc và tập trung ở mức độ cao.

Bốn là, khác nhau về lối sống. Cuộc sống của ngƣời dân ở xã chủ yếu là tự cung, tự cấp còn cuộc sống của ngƣời dân ở phƣờng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trƣờng, sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc.

Năm là, khác nhau về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng ở phƣờng phức tạp hơn so với ở xã nhất là về giao thông, cấp - thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng.

Sáu là, khác nhau về hoạt động quản lý. Ở phƣờng nội dung quản lý phức

tạp, khối lƣợng công việc quản lý lớn hơn nhiều so với xã. Ở xã hầu nhƣ không có nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng, cấp thoát nƣớc, giao thông và vệ sinh đƣờng phố… Trong khi đó những nội dung đó là những vấn đề bức xúc, thƣờng xuyên trong quản lý nhà nƣớc ở phƣờng.

Bảy là, khác nhau về địa giới hành chính. Ở phƣờng, địa giới hành chính chỉ có ý nghĩa trong quản lý hành chính nhà nƣớc mà không có ý nghĩa nhiều trong các lĩnh vực khác nhƣ: kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông…

Nhƣng ở xã, địa giới hành chính trùng với các địa giới khác nhất là địa giới kinh tế.

Nhƣ vậy, cơ sở cơ bản nhất của việc hình thành chính quyền ở địa phƣơng là các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính này đƣợc hình thành từ cộng đồng lãnh thổ và cộng đồng dân cƣ. Từ những đặc điểm khác nhau giữa nông thôn và thành thị; đòi hỏi chính quyền xã phải có hình thức quản lý địa bàn phù hợp. Cùng là chính quyền ngang cấp nhƣng nhiệm vụ quản lý địa phƣơng của chính quyền phƣờng phức tạp và nặng nề hơn nhiều so với chính quyền xã do các yếu tố vừa phân tích ở trên. Mặc dù vậy nhƣng hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc về tổ chức và hoạt động của chính quyền phƣờng và chính quyền xã, thị trấn chƣa có sự khác nhau và phân cấp rõ ràng. Mặt khác, ngay trong tổ chức và hoạt động của chính quyền xã cũng phải xem xét đến sự khác nhau giữa những xã ven đô, xã đồng bằng, miền núi hoặc duyên hải miền trung. Hiện nay theo các quy định của pháp luật, sự quản lý của các loại hình này về cơ bản là giống nhau nhƣng trong thực tế có sự khác nhau rất lớn về số lƣợng, chất lƣợng, nội dung và tính chất công việc. Nếu chúng ta không xem xét và phân biệt rõ ràng giữa các loại hình xã này sẽ dẫn đến một hiện tƣợng: những xã ven đô, duyên hải không thể đủ nhân lực, vật lực hoặc thẩm quyền để giải quyết các công việc của mình (thậm chí khối lƣợng, tính chất công việc phải làm còn lớn hơn 1 phƣờng của các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc tỉnh). Vì vậy, một yêu cầu vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay là pháp luật cần phải thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền phƣờng khác với chính quyền xã, thị trấn cho phù hợp với đặc điểm của đô thị và nông thôn; phân biệt giữa các loại hình xã: ven đô, đồng bằng, miền núi, duyên hải…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)