3.2. Một số định hƣớng hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo trong
3.2.2. Tiến hành rà soát các tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng để
để có cơ sở đưa ra giải pháp khống chế tỷ lệ sở hữu chéo
Biện pháp này nhằm kiểm soát vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần thành lập cơ quan chuyên thanh tra, giám sát hiện tượng sở hữu chéo trong hệ thống nhằm nắm bắt được tình hình sở hữu hiện tại. Do hiện nay chưa có một văn bản chính thức quy định cụ thể, đầy đủ về vấn đề sở hữu chéo nên việc xác định các tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các TCTD như một bước đi đầu tiên cần phải thực hiện. Trước hết, cần rà soát, đối chiếu các tỷ lệ sở hữu hiện hành với các quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể:
- Rà soát về vấn đề sở hữu lẫn nhau của các TCTD: Khoản 5 Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
TCTD không được góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó”. Hàm ý của quy định này nhằm: (i) không cho phép các TCTD sở hữu trực tiếp lẫn nhau, (ii) không cho phép các TCTD góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã là cổ đông của TCTD [15, Điều 129].
Trong cả hai trường hợp này, vì NHNN chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể theo khoản 5 điều 161 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 đối với các mối quan hệ sở hữu trước thời điểm ban hành nên khi tiến hành rà soát khả năng xuất hiện các mối
quan hệ vi phạm quy định này sẽ cao. Trong trường hợp này, NHNN cần hướng dẫn một trong hai TCTD thoái vốn khỏi TCTD còn lại bằng các biện pháp như chuyển nhượng cho bên thứ ba hoặc TCTD bị thoái vốn mua lại cổ phần của chính TCTD đó từ vốn điều lệ và quỹ dự trữ. Yêu cầu của NHNN cần dựa trên khả năng đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn của TCTD [15, Điều 161].
- Rà soát các tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông cá nhân và cổ đông tổ chức tại các tổ chức tín dụng. Theo Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của TCTD, một cổ đông tổ chức không sở hữu quá 15% và các cổ đông có liên quan không được sở hữu quá 20%. Đối với các cổ đông là thành viên hoặc có người đại diện trong hội đồng quản trị, hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát, Điều 56 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định họ phải nắm giữ cổ phần của TCTD trong thời gian đảm nhiệm chức vụ. Trong tình huống này, NHNN cần yêu cầu các cổ đông giảm bớt tỷ lệ sở hữu của họ xuống mức cho phép thông qua:
(i) nhượng bán lại cổ phần cho các thành viên khác trong hội đồng quản trị đang có sở hữu cổ phần ít hơn mức quy định; hoặc (ii) nhượng bán cho các cổ đông khác của TCTD; hoặc (iii) chuyển nhượng cho cổ đông nước ngoài nếu TCTD đó đang có cổ đông tổ chức nước ngoài nắm cổ phần [15, Điều 55].
Đối với trường hợp, cổ đông cá nhân tuy chỉ sở hữu một lượng cổ phần tuân thủ Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhưng nếu tính cả các bên liên quan của họ như vợ/chồng, gia đình của vợ/chồng có thể sẽ làm cho tỷ lệ sở hữu cao hơn mức quy định. Trong Luật hiện nay chỉ quy định cổ đông và các bên liên quan bao gồm gia quyến của chính cổ đông đó mà chưa bao gồm gia quyến của gia đình vợ/chồng của cổ đông đó. Do đó, NHNN cần mở rộng đối tượng về các bên liên quan trong Luật các các tổ chức tín dụng 2010.
- Rà soát các cổ đông cá nhân, cổ đông là tổ chức đang có sở hữu tại các TCTD hiện đang có dư nợ tại chính các TCTD đó và các TCTD khác. Một trong những hậu quả của sở hữu chéo là việc người cho vay và người đi vay là một. Tức
là các TCTD huy động vốn rồi cho chính các cổ đông của họ vay tiền để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích cá nhân. Do đó, việc kiểm tra, rà soát vấn đề các cổ đông vừa có sở hữu tại các TCTD vừa có dư nợ tại các TCTD là điều cần thiết. Cụ thể, trong ngắn hạn, cơ quan thanh tra cần thực hiện rà soát tính tuân thủ đối với những điều khoản hạn chế cấp tín dụng của các TCTD trong Điều 126, 127 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Trong dài hạn, cần có sự tách bạch giữa Hội đồng quản trị và bộ phận điều hành của TCTD nhằm hạn chế trường hợp vừa huy động tiền gửi vừa cho vay chính các cổ đông của các TCTD.
- Rà soát mối quan hệ sở hữu giữa các công ty con, công ty liên kết của TCTD (TCTD đóng vai trò là công ty kiểm soát đối với hai công ty trên). Việc chính các công ty con và công ty liên kết của cùng một TCTD kiểm soát sở hữu lẫn nhau tạo điều kiện cho vốn chạy lòng vòng giữa các tổ chức, qua đó, khó kiểm soát và lượng vốn có thể chạy ra bên ngoài vào các dự án phục vụ lợi ích cá nhân. Căn cứ vào Điều 135 Luật các tổ chức tín dụng 2010, cơ quan thanh tra cần xác định rõ có sự vi phạm trong việc thực hiện quy định này hay không.