Ban hành các quy định pháp luật đảm bảo sự tách bạch chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay 07 (Trang 97 - 99)

3.2. Một số định hƣớng hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo trong

3.2.8. Ban hành các quy định pháp luật đảm bảo sự tách bạch chức năng

Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng thương mại

Thông tư 13/2010/TT-NHNN đã quy định hoạt động của ngân hàng đầu tư phải được tách khỏi hoạt động của NHTM, theo đó, ngân hàng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên Điều

103 về góp vốn, mua cổ phần và Điều 107 quy định về các hoạt động kinh doanh khác của NHTM trong Luật Các tổ chức tín dụng 2010 lại phần nào xóa đi ranh giới giữa chức năng ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Và đây là một trong những lỗ hổng tạo điều kiện cho sở hữu chéo gây ra những sai phạm về đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD, từ đó làm gia tăng nguy cơ rủi ro chéo giữa các khu vực thị trường (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) trên thị trường tài chính quốc gia. Những hoạt động này vô hình chung đã gắn rủi ro trong hoạt động đầu tư vào huy động và cho vay thương mại của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, dẫn đến khả năng lan truyền rủi ro giữa các khu vực của thị trường tài chính. Trong khi tình trạng nhập nhằng giữa hai chức năng đang diễn ra như vậy, nhiều ngân hàng Việt Nam lại thông báo sẽ trở thành tập đoàn tài chính. Bản chất của tập đoàn tài chính là vừa có chức năng đầu tư, vừa có chức năng thương mại, điều này khiến cho vấn đề quản lý càng trở nên khó khăn. Việc tách bạch hai chức năng trên sẽ ngăn chặn tình trạng đầu tư chồng chéo giữa các doanh nghiệp với ngân hàng và giữa các ngân hàng lẫn nhau.

Trong thời gian tới, pháp luật Việt Nam cần bổ sung thêm các quy định liên quan đến tập đoàn tài chính; các cơ quan quản lý cần có những biện pháp, chế tài nhằm hạn chế việc các công ty hoạt động trong ngành chứng khoán trực tiếp đầu tư kinh doanh, mua bán chứng khoán, nếu đầu tư thì phải chuyển sang công ty quản lý quỹ. Còn các ngân hàng khi ủy thác vốn đầu tư phải qua công ty quản lý quỹ, không được ủy thác vốn cho các đối tượng khác và tăng cường giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ khi nhận vốn ủy thác, quản lý danh mục đầu tư. Đối với công ty chứng khoán, phải giám sát hoạt động ký quỹ theo đúng tỉ lệ quy định. Về lâu dài, Cơ quan quản lý nhà nước cần đưa công ty đầu tư tài chính vào đối tượng chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán, là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo đó, Việt Nam cần áp dụng mô hình tại Mỹ đó là tách bạch hoàn toàn mô hình hoạt động của “ngân hàng đầu tư” khỏi các ngân hàng thương mại. Theo đó, “ngân hàng đầu tư” chỉ được phép môi giới chứng khoán, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và thực hiện các dịch vụ liên quan đến hoạt động đó

bên cạnh chức năng thu xếp vốn, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp trong quá trình mua bán, sáp nhập (M&A), “ngân hàng đầu tư” chỉ huy động vốn dưới dạng cổ phần, phát hành chứng khoán và không được phép huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ngân hàng thương mại là định chế trung gian tài chính huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư, tổ chức kinh tế và cho vay mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng các dịch vụ tài chính ngân hàng khác không có trong chức năng của “ngân hàng đầu tư”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay 07 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)