Thời kỳ phong kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 38 - 39)

1.5. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP

1.5.1. Thời kỳ phong kiến

Từ xa xƣa, trong các bộ cổ luật (Bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê và Bộ luật Gia Long thời nhà Nguyễn) cũng đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong mối quan hệ gia đình nhƣ sự công nhận quyền sở hữu tài sản riêng của các con, không cho phép cha, mẹ bán tài sản của con thông qua những quy định bảo vệ quyền thừa kế tuyệt đối của con cái và trừng phạt mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu của các con… Tuy nhiên lại không có không điều khoản nào quy định cụ thể về xác định cha, mẹ, con. Vấn đề này thuộc về phạm vi tục lệ nhiều hơn là phạm vi pháp luật thành văn.

Việc không có quy định cụ thể về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong các bộ luật cổ có thể phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ với những thuần phong mỹ tục trong xã hội, trong gia đình và cùng với sự an phận của ngƣời phụ nữ , do vậy con cái sinh ra trong thời kỳ giá thú luôn biết rõ ngƣời cha đích thực của mình là ai. Điều đó đã làm cho các nhà làm luật an tâm về nguồn gốc của những đứa con do họ sinh ra, chúng thƣờng đích thị là con chính thức của ngƣời chồng [12, tr. 62].

Nhà làm luật thời kỳ này chƣa quy định căn cứ xác định cha, mẹ, con. Việc xác định cha, mẹ, con đƣợc thực hiện theo cách dẫn chứng của tục lệ còn thiếu tính khoa học. Theo tục lệ để kiểm tra, xác định xem có phải đứa con do ngƣời vợ đẻ ra là con của ngƣời chồng thì ngƣời ta sẽ trích lấy hai giọt máu của đứa trẻ và của ngƣời chồng của mẹ đứa trẻ vào một bát nƣớc lã, sau đó khuấy lên, nếu thấy hai giọt máu không hòa đồng về màu sắc, trƣớc sự chứng kiến của các hƣơng chức làng xã và gia đình, đứa trẻ đó đƣợc coi là con riêng của vợ có với ngƣời khác, ngƣời chồng không phải có trách nhiệm gì [8, tr. 7-15].

Trong xã hội phong kiến, tƣ tƣởng Nho giáo ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống HN&GĐ. Quyền gia trƣởng của ngƣời chồng đƣợc thừa nhận, ngƣời phụ nữ bị trói buộc bởi thuyết "Tam tòng tứ đức". Theo đó, ngƣời phụ nữ có chồng phải tuyệt đối trung thành với chồng; sự kiểm soát chặt chẽ của ngƣời chồng đảm bảo con do ngƣời vợ sinh ra trong thời kỳ giá thú chắc chắn là con của ngƣời chồng. Nếu một ngƣời phụ nữ không đoan chính và gây hậu quả thì theo

phong tục và luật định, họ sẽ phải chịu những hình phạt hết sức nghiêm khắc. Luật pháp quy định, nếu phạm "gian dâm với vợ ngƣời khác thì bị xử tội lƣu hay tội chết…" [35, Điều 401]; Phạt ngƣời vợ thông gian và ngƣời gian phu 100 trƣợng, cho phép ngƣời chồng đƣợc tự ý gả bán vợ cho ngƣời khác nếu sự thông gian dẫn đến có con thì đứa con sẽ đƣợc xác định là con của hai ngƣời thông gian với nhau và ngƣời gian phu phải nuôi dƣỡng đứa trẻ nếu bị bắt quả tang, hoặc do ngƣời vợ nuôi dƣỡng nếu lỗi của ngƣời này đƣợc chứng minh [27, Điều 33].

Theo tục lệ phong kiến, ngƣời vợ ngoại tình, có con ngoài giá thú còn có thể bị cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông… một cách tàn nhẫn. Trong xã hội phong kiến, thực hiện chính sách phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình, đặc biệt là phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Pháp luật chỉ quy định hành vi tự nhìn nhận con của ngƣời cha và ngƣời mẹ đứa trẻ, còn đứa con không thể nhận cha. Do đó, ngƣời con chỉ đƣợc coi là con chính thức nếu đƣợc ngƣời cha thừa nhận. Việc không đề cập một cách cụ thể và chi tiết về việc xác định cha, mẹ, con, mối quan hệ cha, mẹ, con là tuyệt đối định đoạt và tuyệt đối phục tùng. Đây đƣợc coi là điểm hạn chế của pháp luật thời kỳ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)