Thời kỳ Pháp thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 39 - 41)

1.5. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP

1.5.2. Thời kỳ Pháp thuộc

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Bộ Dân luật năm 1931 áp dụng tại Bắc Kỳ (Bộ Dân luật Bắc Kỳ), Bộ Dân luật 1936 áp dụng tại Trung kỳ (Bộ Hoàng Việt Trung kỳ) và Bộ Dân luật giản yếu 1883 áp dụng tại Nam Kỳ. Các Bộ luật trên đều có những quy định rất cụ thể về HN&GĐ, đặc biệt đã có nhiều chƣơng quy định về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con. So với quy định pháp luật trƣớc đây, vấn đề con trong giá thú và con ngoài giá thú của pháp luật thời kỳ này thể hiện sự hoàn thiện hơn.

Pháp luật đã có sự phân biệt giữa "con hoang" và "con chính". Theo đó: con chính đƣợc hiểu là con do có giá thú mà sinh ra. Con hoang hay con ngoại tình là con không có giá thú chính thức mà sinh ra. Thời kỳ này, pháp luật chỉ chú trọng tới việc xác định cha cho con mà không quan tâm tới việc xác định mẹ

cho con. Bởi quan hệ mẹ - con là tất yếu xác lập thông qua sự kiện sinh đẻ. Để xác định quan hệ cha - con chính thức thì căn cứ vào giá thú của ngƣời mẹ đƣợc coi trọng nhất: "Phàm một đứa con nào do một ngƣời đàn bà có chính đáng hôn thú bất cứ vợ chính thức hay vợ thứ, thụ thai trong thời kỳ vợ chồng đoàn tụ mà sinh con thời ngƣời chồng ngƣời đàn bà ấy tức là cha đứa con ấy. Đứa con ấy gọi là đứa con chính" [1, Điều 148].

Khi xác định con chính thức còn dựa vào sự thụ thai của ngƣời vợ: "thụ thai trong thời kỳ giá thú, tức là kể từ sau khi đã làm lễ cƣới cách ngoại một trăm tám mƣơi ngày sinh con, hay là kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng 300 ngày sinh con" [2, Điều 151]. Đây chính là khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đa của ngƣời phụ nữ kể từ khi thụ thai tới lúc sinh con. Chỉ những đứa trẻ sinh ra sau 180 ngày kể từ khi giá thú đƣợc xác lập hoặc trong thời gian 300 ngày kể từ khi giá thú đoạn tiêu đƣợc coi là con thụ thai trong thời kỳ giá thú. Nhƣ vậy, nếu đứa con sinh ra trƣớc 180 ngày kể từ khi lập hôn thú hoặc sau 300 ngày kể từ khi hôn thú chấm dứt thì ngƣời cha có quyền khƣớc từ quan hệ cha con. Khi đó, ngƣời cha có quyền khởi kiện không nhận đứa con do thụ thai trong thời kỳ giá thú và phải đƣa ra các chứng cứ chứng minh đứa trẻ không phải là con của mình. Tuy nhiên, ngƣời cha không đƣợc khƣớc từ quan hệ cha con đối với những đứa con đƣợc sinh ra trƣớc 180 ngày nếu: "Trƣớc khi lập giá thú đã biết ngƣời đàn bà ấy có thai; đã chứng kiến việc khai sinh và ký vào chứng thƣ khai sinh, hay là trong chứng thƣ ấy đã biên lời khai rằng không biết ký tên" [2, Điều 152].

Pháp luật quy định thời hiệu để khởi kiện không nhận con của ngƣời chồng theo luật định là hai tháng kể từ ngày ngƣời vợ sinh con. Nếu trong thời gian đó, ngƣời chồng đi vắng thì thời hiệu sẽ là hai tháng kể từ khi ngƣời chồng trở về. Còn nếu giấu giếm sự sinh đẻ đó thì thời hiệu là hai tháng kể từ khi phát hiện ra sự giấu giếm đó. Hết thời hiệu này ngƣời cha không đƣợc khởi kiện khƣớc từ quan hệ cha con. Quy định nhƣ vậy nhằm để quan hệ cha con đƣợc bền vững, tạo ra sự ổn định, an tâm về vị trí của con trong gia đình. Việc pháp luật

thừa nhận "con hoang" thành "con chính thức", đồng thời cho phép việc khai nhận "con hoang" theo ý chí của ngƣời cha, ngƣời mẹ là những điểm mới, tiến bộ. Tuy nhiên, pháp luật vẫn duy trì chính sách phân biệt đối xử đối với con ngoài giá thú. Nếu là con loạn luân hay con ngoại tình của ngƣời mẹ, thì họ không đƣợc đăng ký khai nhận đứa con hoang ấy. Nếu họ lại đã trót đăng ký khai nhận đứa con loạn luân hay con ngoại tình đó thì sự khai nhận ấy coi nhƣ không và vô hiệu. Về nguyên tắc thì không cho phép ngƣời con hoang vô thừa nhận đƣợc quyền thƣa kiện trƣớc Tòa để xác định cha hoặc mẹ của mình. Quy định này thể hiện sự bất công đối với con ngoài giá thú. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp quy định của pháp luật vẫn cho phép truy tìm cha cho đứa con hoang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)