2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ,
2.1.2. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ,con
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, về cơ bản, chỉ có Luật HN&GĐ 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và hiện tại là Luật HN&GĐ 2014 là có quy định yêu cầu xác định lại quan hệ cha mẹ và con.
Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con nói chung, về nguyên tắc chỉ thuộc về chính những chủ thể trong mối quan hệ đó. Vì đây là quyền nhân thân gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao cho ngƣời khác. Chỉ trong những trƣờng hợp đặc biệt, để bảo vệ ngƣời chƣa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc xác định cha, mẹ, con mới do các chủ thể khác yêu cầu. Mặt khác, pháp luật thực định Việt Nam không quy định những chứng cứ để xác định lại cha, mẹ, con, cũng nhƣ không đề cập đến thời hiệu khởi kiện xác định lại quan hệ cha mẹ và con. Nhƣ vậy, những chủ thể có quyền yêu cầu xác nhận cha, mẹ con là:
Trước hết, người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con phải là người cha hoặc người mẹ hoặc người con.
Cha và mẹ. Ở đây, việc cha, mẹ yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con trong hai trƣờng hợp:
- "Ngƣời không đƣợc nhận là cha, mẹ của một ngƣời có thể yêu cầu Tòa án xác định ngƣời đó là con mình" hoặc
- "Ngƣời đƣợc nhận là cha, mẹ của một ngƣời có thể yêu cầu Tòa án xác định ngƣời đó không phải là con mình”
Con. Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định quyền yêu cầu xác định cha mẹ rộng hơn so với Luật HN&GĐ 1986. Nhƣ vậy, quyền và lợi ích của ngƣời con đã đƣợc đảm bảo hơn. Luật HN&GĐ 2014 có quy định "Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trƣờng hợp cha, mẹ đã chết…". Đây là quy định không cụ thể và rõ ràng là nên áp dụng theo thủ tục nào. Nếu con ngoài giá thú nhận cha mẹ mà hoàn toàn tự nguyện thì phải là thủ tục hành chính. Nếu con
ngoài giá thú xác định cha, mẹ cho mình khi cha, mẹ đã chết thì nên chăng áp dụng thủ tục giải quyết việc xác định cha, mẹ, con tại Tòa án. Bởi vì khi ngƣời cha, ngƣời mẹ chết không thể xác định đƣợc ý chí của họ là có tự nguyện nhận con hay không?việc không có tranh chấp hay không cũng không thể xác định đƣợc.
Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng chƣa quy định rõ con đƣợc yêu cầu xác định cha, mẹ khi nào, con chƣa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự có quyền này hay không.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, HN&GĐ và chứng thực quy định:
“Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ”[6].
Nhƣ vậy, khi con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có thể trực tiếp thực hiện việc nhận cha, mẹ của mình mà không phải thông qua ngƣời giám hộ. Trƣờng hợp ngƣời con chƣa thành niên hoặc đã thành niên nhƣng bị mất năng lực hành vi dân sự khi nhận cha mẹ của mình cần ngƣời giám hộ đứng ra làm thủ tục. Tuy nhiên theo quy định này “việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ” là không rõ ràng và chƣa hợp lý. “Những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan” là những chủ thể nào thì chƣa có văn bản nào quy định chi tiết. Trong khi đó, quyền đƣợc xác định cha, mẹ, con là một quyền nhân thân không thể tách rời với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao, trên cơ sở đó xác lập các quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác trong gia đình với nhau, ví dụ nhƣ: anh, chị với em, ông, bà với cháu…. Những ngƣời có liên quan ở đây nên chăng quy định là chính những ngƣời có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con gồm: cha,
mẹ và ngƣời con trong mối quan hệ này.
Cho đến nay pháp luật Việt Nam chƣa có quy định về quyền của ngƣời con đƣợc yêu cầu Tòa án xác định những ngƣời hiện đang là cha mẹ không phải là cha, mẹ mình. Xét thấy, quyền đƣợc xác định cha, mẹ, con là một quyền nhân thân, các chủ thể trong mối quan hệ này có quyền bình đẳng nhƣ nhau trong việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con. Nhƣng các nhà làm luật không đặt ra vấn đề quyền không nhận cha, mẹ của ngƣời con, phải chăng để giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời Việt nhƣ: “Cha sinh không bằng mẹ dƣỡng”, luôn đề cao công dƣỡng dục của cha mẹ đối với con cái, cho dù đó không phải là cha, mẹ và con đẻ. Tuy nhiên, dƣới góc độ khoa học pháp lý thì đây là vấn đề cần nghiên cứu để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em, để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể trong việc yêu cầu xác định cha, mẹ, con.
Thứ hai, theo Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 15
của Nghị định số 71/2011/NĐ-CP thì còn một số chủ thể có quyền yêu cầu
xác định quan hệ cha, mẹ, con như sau:
Điều 92 Luật HN&GĐ 2014 có quy định: "Trong trƣờng hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà ngƣời có yêu cầu chết thì ngƣời thân thích của ngƣời này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho ngƣời yêu cầu đã chết" [23].
Và theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì:
“1. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu xác định của trẻ em thông qua người giám hộ hoặc của người giám hộ, kể cả trường hợp cha, mẹ đã chết thì được Tòa án xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật. Việc xác định cha, mẹ cho trẻ em phải được xem xét trên cơ sở lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Cha, mẹ, người giám hộ, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho trẻ em.
3. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp khi nhận được yêu cầu xác định cha, mẹ cho trẻ em có trách nhiệm tìm hiểu, xác minh, xem xét lợi ích của trẻ em và yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho trẻ em.”
Theo đó, mặc dù ngƣời có yêu cầu là ngƣời cha đã chết thì ngƣời thân thích của ngƣời cha là ông bà của cháu có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha cho con. Hoặc đối với ngƣời chƣa thành niên hoặc ngƣời đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì những chủ thể có quyền yêu cầu thay là: Mẹ, cha hoặc ngƣời giám hộ; Hội Liên hiệp Phụ nữ, cơ quan Lao động – Thƣơng binh xã hội các cấp là các tổ chức có quyền tự mình yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho trẻ. Quy định nhƣ vậy nhằm đảm bảo cho diện những ngƣời có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con không bị hạn chế về mặt chủ thể, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là quyền lợi của ngƣời con.