Pháp luật về xác định cha, mẹ,con phải là sự hiện thực hóa các nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 88 - 89)

nguyên tắc luật định, đảm bảo tính khả thi trong việc nội luật hóa các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người

Nƣớc ta luôn đề cao các quyền cơ bản của con ngƣời và đã tham gia nhiều các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời đặc biệt là các công ƣớc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em mà trong đó có quyền đƣợc xác định nguồn gốc của mình. Việc quy định chế định xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam là phù hợp với luật pháp quốc tế. Quyền này đƣợc ghi nhận trong tất cả các văn bản pháp luật quốc tế nhƣ Hiến chƣơng Liên Hợp quốc, Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948, Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Theo quy định tại Điều 7 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em: "Trẻ em phải đƣợc đăng ký ngay lập tức sau khi đƣợc sinh ra và có quyền ngay từ khi chào đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và đƣợc cha mẹ mình chăm sóc" [13].

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 và BLDS năm 2005 đã quy định rất rõ các quyền cơ bản của công dân. Luật HN&GĐ 2014 quy định nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ, tại Điều 2:

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

trẻ em, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của ngƣời mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình [23].

Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới, theo đó không chỉ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em đƣợc bảo vệ mà còn bảo vệ quyền lợi của nam giới. Nam giới cũng là một chủ thể trong quan hệ HN&GĐ trong đó có quan hệ về xác định cha, mẹ, con. Tất cả các quy định trên thể hiện sự thống nhất, đồng bộ trong việc xây dựng pháp luật.

Có thể thấy rằng, quá trình nội luật hóa pháp luật Việt Nam về HN&GĐ thể hiện rất rõ và mang tính sáng tạo. Trong việc xác định cha, mẹ, con các chủ thể đƣợc thể hiện quyền của mình trong một chừng mực nhất định để đảm bảo lợi ích của các chủ thể khác và lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt, việc xác định cha, mẹ, con trong trƣờng hợp sinh con theo phƣơng pháp khoa học cũng đã đƣợc quy định một cách rõ ràng.Tuy nhiên, các quan hệ xã hội biến đổi không ngừng, luôn tồn tại khách quan và phong phú mà pháp luật chƣa điều chỉnh đƣợc kịp thời, những quan hệ liên quan đến việc xác định cha, mẹ, con cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trƣớc tình hình đó, pháp luật về xác định cha, mẹ, con cần phải chi tiết hóa các quy định mang tính nguyên tắc trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các quan hệ xã hội liên quan đến xác định cha, mẹ, con, đặc biệt là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em.

Để làm đƣợc điều đó, cần giải quyết các mục tiêu sau: - Hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ con

- Xây dựng các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp, khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp và trong trƣờng hợp sinh con theo phƣơng pháp khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 88 - 89)