2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ,
2.1.3. Thẩm quyền xác định cha, mẹ,con
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền xác định cha, mẹ, con có thể tiến hành theo hai thủ tục là thủ tục hành chính và thủ tục tƣ pháp.
Đối với trƣờng hợp có tranh chấp về việc xác định cha, mẹ, con thì các đƣơng sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, Tòa án tiến hành thụ lý và xét xử theo thủ tục tố tụng thông thƣờng (Điều 88, 89 Luật HN&GĐ năm 2014).
Đối với trƣờng hợp việc xác định cha, mẹ, con không có tranh chấp, nhất là đối với việc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú, ngƣời mẹ và ngƣời cha của đứa trẻ cùng đồng ý nhận đứa trẻ, họ sẽ tới cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp xã nơi cƣ trú của ngƣời nhận hoặc ngƣời đƣợc nhận là cha, mẹ, con nếu:
1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này đƣợc thực hiện, nếu bên nhận, bên đƣợc nhận là cha, mẹ, con còn sống vào
thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.
2. Ngƣời con đã thành niên hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời con chƣa thành niên hoặc đã thành niên nhƣng mất năng lực hành vi dân sự cũng đƣợc làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trƣờng hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ [6].
Theo quy định tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch HN&GĐ và chứng thực thì thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu xác nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND nếu vụ việc là tự nguyện và không có tranh chấp. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trƣờng hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên đƣợc kéo dài thêm không quá 05 ngày.
Tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều các nghị định về hộ tịch, HN&GĐ và chứng thực có quy định bổ sung: "không có tranh chấp giữa những ngƣời có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con" [6]. Quy định này không quy định cụ thể chủ thể có quyền và lợi ích liên quan là những ai. Mặt khác quyền nhận cha, mẹ, con là quyền nhân thân chỉ gắn liền với chính ngƣời cha, ngƣời mẹ, ngƣời con mà thôi. Tranh chấp ở đây thƣờng là tranh chấp về tài sản giữa những ngƣời nhƣ ngƣời hiện đang là vợ của ngƣời cha hoặc chồng của ngƣời mẹ hoặc những ngƣời anh em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ Ví dụ: Trƣờng hợp cha/ mẹ chết, không để lại di chúc, tài sản đƣợc chia theo pháp luật, giữa những ngƣời thừa kế là anh, chị, em có tranh chấp về việc phân chia di sản, những ngƣời con trong giá thú nhất quyết không công nhận ngƣời anh,chị, em do mẹ hoặc cha mình sinh ngoài giá thú để không phải chia thêm di
sản thừa kế cho ngƣời khác. Quy định nhƣ vậy đã gây khó khăn, vƣớng mắc cho cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng văn bản pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trên thực tế.