2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHA,
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013 tác
2013 tác động đến việc thi hành pháp luật về xác định cha, mẹ, con
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nƣớc. Ngày 18/11/2013, UBND thành phố đã có Báo cáo số 203/BC-UBND về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, trong đó ƣớc thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013. Về thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 163.075 tỷ đồng, bằng 100,9% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Trong đó, thu ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng từ các khoản thu ngân sách nhà nƣớc theo phân cấp tính trong cân đối là 48.727 tỷ đồng, đạt 85,6% dự toán, giảm 8.198 tỷ đồng so với dự toán đầu năm. Chi ngân sách địa phƣơng thực hiện 54.076 tỷ đồng, đạt 99,3% dự toán sau điều chỉnh và bằng 93,9% so với dự toán Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.
Về kiểm soát giá cả, lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm tăng 6,37% (năm 2012 là 8,57%). Về phát triển doanh nghiệp: Đã cấp mới và điều chỉnh 378 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký đạt 1,13 tỷ USD. Năm 2013, có 14.862 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp với số vốn khoảng 109 nghìn tỷ đồng.
Về an sinh xã hội: Thành phố tích cực quan tâm, chăm lo cho các đối tƣợng chính sách, đối tƣợng bảo trợ xã hội. Duyệt cấp 265.088 thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, ngƣời thuộc hộ cận nghèo và đối tƣợng bảo trợ xã hội. Hỗ trợ
20.678 hộ thoát nghèo (vƣợt 25,3% kế hoạch). Năm 2013, đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đạt 2.047 tỷ đồng (bằng 102,3% kế hoạch). Về xây dựng nông thôn mới: Có 55 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Tạo thuận lợi thu hút đầu tƣ [32].
Thành phố Hà Nội nâng cao công tác quản lý các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trên địa bàn sau cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tƣ: Quy chế phối hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút đầu tƣ FDI tƣơng xứng với vị thế, yêu cầu phát triển và tiềm năng của thành phố. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu và quy định trách nhiệm cụ thể của các ngành, phƣơng thức xử lý từng vấn đề cụ thể để tránh tình trạng quản lý chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, tăng cƣờng thực hiện cải cách hành chính đảm bảo môi trƣờng thuận lợi cho các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hoạt động hiệu quả; góp phần tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch và từng bƣớc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào thành phố.
Về dân cƣ: Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 ngƣời. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 ngƣời/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 ngƣời/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dƣới 1.000 ngƣời/km².
Nhìn chung, thành phố Hà Nội có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, dân cƣ tập trung đông đúc, xã hội hội nhập, con ngƣời sống thoáng hơn. Một mặt, kinh tế phát triển, con ngƣời bận rộn với guồng quay của công việc, ít có thời gian chăm lo cho gia đình, dẫn đến tỷ lệ các cặp vợ - chồng ly hôn, ngoại tình xảy ra ngày càng nhiều. Thực trạng này, kéo theo việc xác định cha, mẹ, con, đặc biệt là việc xác định con ngoài giá thú tăng cao. Mặt khác, khi một ngƣời vừa có địa vị trong xã hội, vừa có kinh tế vững mạnh, sẽ luôn có tâm lý né tránh khi bị nhắc đến các mối quan hệ ngoài luồng. Điều này, gây khó khăn trong quá trình xác định cha, mẹ, con.