Pháp luật về xác định cha, mẹ,con phải kết hợp hài hòa lợi ích của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 89 - 92)

của các chủ thể, nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi chủ thể

yếu tố khách quan khác từ xã hội, các mối quan hệ gia đình ngày càng trở nên độc lập hơn, các thành viên trong gia đình ít gần gũi nhau hơn, tự do hành động theo ý chí của bản thân mà ít bị ràng buộc bởi áp lực gia đình. Tất cả những điều đó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến suy nghĩ của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ, các chủ thể trong mối quan hệ này chƣa ý thức đƣợc hậu quả do mình gây ra, chƣa xác định đƣợc trách nhiệm của mình đối với các hành vi đó. Do đó, tình trạng ngoại tình, sinh con ngoài giá thú, trẻ bị bỏ rơi, không đƣợc ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ thừa nhận ngày càng gia tăng… Trong khi đó, hệ thống phúc lợi của Việt Nam chƣa phát triển, khiến cho những ngƣời chịu thiệt thòi nhất vẫn là phụ nữ và trẻ em.

Vì vậy, để đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể cũng nhƣ nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi chủ thể đối với gia đình và xã hội, pháp luật về xác định cha, mẹ, con cần phải quy định cụ thể, chặt chẽ và toàn diện hơn để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các chủ thể, buộc họ phải chịu những hậu quả khi thực hiện những hành vi lệch chuẩn của mình trong từng trƣờng hợp nhất định. Khi ý thức trách nhiệm của mỗi chủ thể đƣợc nâng cao thì gia đình sẽ bền vững hơn, xã hội cũng ổn định hơn. Hiện nay, pháp luật về xác định cha, mẹ, con vẫn chƣa quy định hậu quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con mang lại. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với quá trình hoàn thiện pháp luật về cha, mẹ, con là:

- Xác định đƣợc rõ hậu quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con.

- Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quá trình đăng ký nhận cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính hay xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng.

- Xây dựng chế tài xử phạt với những chủ thể có hành vi cố ý làm trái quy định của pháp luật, trốn tránh trách nhiệm trong vấn đề xác định cha, mẹ, con.

3.1.3. Pháp luật về xác định cha, mẹ con phải đặt trong tương quan với các chế định pháp lý hôn nhân và gia đình, và các chế định pháp lý có liên quan khác

Thực tế đã cho thấy pháp luật về xác định cha, mẹ, con luôn có mối quan hệ mật thiết với những chế định khác nhƣ kết hôn, chấm dứt hôn nhân, cấp dƣỡng, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình... đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết với pháp luật về đăng ký hộ tích, văn bản pháp luật tố tụng về dân sự, hình sự. Tuy nhiên, việc gắn kết mang tính thống nhất và đồng bộ giữa các chế định này chƣa thực sự toàn diện và phù hợp. Các quy định trong Luật HN&GĐ 2014 từ các khái niệm cơ bản đến các chế định cụ thể nếu đặt trong mối tƣơng quan với chế định về xác định cha, mẹ, con cũng chƣa thực sự phù hợp để phát huy đƣợc hiệu quả áp dụng trong thực tế. Các văn bản pháp luật khác có liên quan hƣớng dẫn về thủ tục pháp lý cho việc xác định cha, mẹ, con nhƣ thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cũng có nhiều quy định mang tính chung chung, khó hiểu. Điều đó dẫn đến sự áp dụng không nhất quán trong thực tế.

Do vậy, pháp luật về xác định cha, mẹ con cần phải hoàn thiện hơn nữa về nguyên tắc áp dụng, cơ sở pháp lý… Phải có văn bản pháp luật hƣớng dẫn kịp thời đối với những vấn đề mới phát sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc cho đƣơng sự,giải quyết đƣợc những khó khăn trong thực tiễn áp dụng… nhằm xác định ngƣời cha, ngƣời mẹ, ngƣời con về mặt pháp lý ngày càng tiệm cận với ngƣời cha, ngƣời mẹ, ngƣời con về mặt sinh học.

Để thực hiện đƣợc điều đó, cần thiết phải đặt ra một số mục tiêu sau: - Hoàn thiện các chế định về kết hôn, chấm dứt hôn nhân.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó có thủ tục nhận cha, mẹ, con.

- Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết tranh chấp xác định cha, mẹ, con.

3.2. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ CÁC TRƢỜNG HỢP XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA, MẸ, CON THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cha, mẹ, con theo pháp luật việt nam 03 (Trang 89 - 92)