Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự đối với tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 114 - 123)

với tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma túy

Hoạt động áp dụng pháp luật đạt hiệu quả có tác dụng tích cực đối với đấu tranh ngăn ngừa tội phạm. Trong những năm qua, hoạt động áp dụng các

quy định của pháp luật hình sự đối với tội cưỡng bức, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý còn nhiều hạn chế: Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án trong một số vụ việc cịn thiếu tính thống nhất, do hạn chế về nhận thức của một hoặc các bên trong quan hệ dẫn đến việc cung cấp tài liệu ban đầu không đầy đủ làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài mà không hiệu quả. Số lượng vụ án phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bị đưa ra xét xử hàng năm rất ít nhưng vẫn cịn tình trạng cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do năng lực nghiệp vụ của một bộ phậm trong đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, Điều tra viên và Thẩm phán còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh loại tội phạm này đang ngày càng trở lên nguy hiểm, tinh vi, xảo quyệt hơn.

Để hoạt động áp dụng pháp luật cũng như cuộc đấu tranh đối với loại tội phạm này có hiệu quả và đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý, các cấp, các ngành cần làm tốt các công tác sau:

Thứ nhất, cần hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Đồng thời cần có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn về các tình tiết định khung hình phạt, hướng dẫn những trường hợp được coi là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Có như vậy mới bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi quyết định hình phạt đối với tội phạm.

Thứ hai, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng. Đồng thời, tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tồ án trong q trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma tuý.

Đối với Cơ quan điều tra, để nâng cao chất lượng nhận và xử lý thông tin về tội phạm, áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để khởi tố vụ án, khởi tố bị can phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, cần xác định lực lượng công an là một trong những lực lượng mũi nhọn trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Phải thực sự làm chuyển biến nhận thức đến từng cán bộ, chiến sĩ về vị trí của mình trong cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm nói trên. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, say mê nghề nghiệp, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Công tác lãnh đạo chỉ huy phải có trọng tâm, trọng điểm sâu sát, cụ thể, phải luôn chú ý vận dụng đầy đủ, chính xác yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật trong từng vụ việc cụ thể. Số lượng cán bộ điều tra các loại án ma t nói chung và tội phạm cưỡng bức, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng cần được tăng cường để đáp ứng yêu cầu diễn biến phức tạp cũng như tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này. Không chỉ tăng về số lượng, đội ngũ cán bộ điều tra phải được đào tạo bổ sung nâng cao về chất lượng. Đội ngũ này phải hiểu biết sâu sắc về tình hình và phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma tuý. Những hiểu biết đó có được dựa trên cơ sở vốn kiến thức lý luận khoa học vững chắc về đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ. Chú trọng công tác tổ chức rút kinh nghiệp, trao đổi thông tin giữa các ngành để thống nhất nhận thức và áp dụng đúng đắn pháp luật, không xử oan, không bỏ lọt tội phạm.

Đội ngũ giám định viên cần thường xuyên được cập nhật thông tin về các chất ma tuý mới, được đào tạo thao tác giám định tiên tiến, hiện đại. Cần có sự “cọ xát” và nâng cao kỹ thuật qua các chương trình kiểm tra tay nghề do tổ chức kiểm soát ma tuý của Liên hợp quốc tổ chức hàng năm, có như vậy mới

đáp ứng được yêu cầu của công tác điều tra tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Đối với Viện kiểm sát, Viện kiểm sát có chức năng là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố. Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát cần làm tốt những công tác sau.

Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những sơ hở trong việc thực hiện pháp luật của các cơ quan tư pháp, Viện kiểm sát chủ động phối hợp cùng Cơ quan điều tra kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết để thu thập đầy đủ, tồn diện, chính xác các chứng cứ nhằm phát hiện và xử lý vụ án, chuẩn bị tốt bản cáo trạng, đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp của tồn bộ chứng cứ đã thu thập có trong hồ sơ vụ án. Viện kiểm sát các cấp và từng Kiểm sát viên phải ln quan tâm năng cao trình độ lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ chuyên môn của ngành, đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án ma tuý mà mình được phân công giải quyết để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Đồng thời cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hoạt động tư pháp trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý.

Viện kiểm sát chủ động phối hợp với các ngành nghiên cứu tìm những bất cập trong các quy định của pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung, giải thích thống nhất hoặc xây dựng mới pháp luật.

Trong điều kiện hiện nay ngành kiểm sát cần được tăng cường bổ sung thêm lực lượng cán bộ, kiểm sát viên phục vụ cho lộ trình tăng thẩm quyền đến năm 2010. Đồng thời phải nâng cao năng lực nghiệp vụ cho Kiểm sát

viên, đảm bảo đủ năng lực trong việc kiểm sát điều tra các loại án ma tuý phức tạp nghiêm trọng. Như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi trong điều tra phá án cũng như trong truy tố, xét xử.

Đối với Toà án, trong quan hệ tố tụng, xét xử là khâu cuối cùng của hoạt động của các cơ quan tư pháp. Quyết định của Toà án là thành quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Do vậy, hoạt động xét xử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định một người bị khởi tố, truy tố có phạm tội hay khơng và phạm tội gì, cần phải áp dụng mức hình phạt ở điều luật và khung hình phạt nào quy định mới có tác dụng trừng trị và giáo dục. Nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là phải xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Theo số liệu của TAND tối cao, tính đến tháng 8/2008, tổng số Thẩm phán TAND các cấp trong cả nước là 4526 người, thiếu 910 Thẩm phán so với chỉ tiêu biên chế được giao. Trong đó, số Thẩm phán của TAND cấp tỉnh chỉ có 1018 người, thiếu 100 Thẩm phán so với chỉ tiêu biên chế được giao. Cũng như vậy, ở cấp huyện chỉ có 3401 Thẩm phán, thiếu 797 Thẩm phán, ở TAND tối cao (tính đến tháng 8/2008) chỉ có 107 Thẩm phán, thiếu 13 Thẩm phán so với chỉ tiêu biên chế được giao. Do thiếu nhiều nên các Thẩm phán cấp tỉnh, huyện, ở các thành phố lớn có tháng phải chủ tọa 12 vụ/1 tháng, tức là đã quá tải so với chỉ tiêu xét xử được giao (05 vụ/1 Thẩm phán/1 tháng), chưa kể các công việc khác họ phải tham gia cùng địa phương [45].

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng Thẩm phán đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Mặc dù Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy định người có trình độ cử nhân luật mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán, nhưng với tình hình như hiện nay thì yêu cầu đó chưa thực hiện được ngay. Một số người được bổ nhiệm làm Thẩm phán của các nhiệm kỳ trước đây mặc dù

nhiệm, một mặt do chưa có nguồn bổ sung, mặt khác do cơ chế cũ để lại nên chưa thể giải quyết triệt để. Vì vậy, dẫn đến tình trạng vẫn có những Thẩm phán chưa đạt u cầu về chun mơn. Cịn đối với những Thẩm phán được bổ nhiệm mới thì phải tuân thủ quy định của pháp luật, đó là phải có thời gian cơng tác, có bằng cử nhân luật và đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viện Tư pháp. Như vậy khoảng 5-10 năm nữa nước ta mới có đội ngũ Thẩm phán trẻ nhưng có năng lực và trình độ, đáp ứng u cầu đặt ra.

Do đó, nhà nước phải quan tâm hơn nữa để xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đội ngũ này phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội. Thẩm phán phải có ý thức pháp luật, ý thức đó cần theo kịp với những thành tựu khoa học pháp lý, thực tiễn pháp lý và văn hoá pháp lý.

Có trình độ cao chưa đủ, Thẩm phán cịn phải có đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp. Đặc biệt ở thời điểm hiện nay khi cơ chế thị trường tác động đến cuộc sống của mọi người, trong đó có Thẩm phán – những người được nhà nước giao trọng trách “cầm cân, nảy mực” càng đòi hỏi học phải ln nêu cao lịng dũng cảm, thái độ cơng bằng, tôn trọng sự thật khách quan khi xét xử. Để làm tốt những vấn đề trên, nhằm nâng cao chất lượng Thẩm phán cho Toà án các cấp cần thực hiện các giải pháp:

Nhanh chóng hồn thiện các quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, các quy định về quyền hạn của các cấp xét xử;

Quy định và tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

Quy định chặt chẽ tiêu chuẩn và thực hiện nghiêm túc, khoa học công tác bổ nhiệm Thẩm phán và lãnh đạo các cơ quan Toà án các cấp.

Cần mạnh dạn áp dụng các quy định về tổ chức thi sát hạch thường xuyên đối với đội ngũ Thẩm phán. Đối với các Thẩm phán năng lực cịn yếu, khơng đạt u cầu qua sát hạch, cần có kế hoạch đào tạo lại, phân cơng nhiệm vụ khác phù hợp hơn hoặc xử lý kiên quyết trong các kỳ xem xét tái bổ nhiệm.

Ngoài ra, nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất cho đội ngũ Thẩm phán để tăng cường khả năng tự vệ của họ trước những cám dỗ vật chất đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có như vậy họ mới chuyên tâm công tác và đề cao được trách nhiệm của mình.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật đối với tội phạm ma tuý nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma t nói riêng địi hỏi phải hồn thiện các quy định pháp luật hình sự cũng như tiến hành các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật. Chỉ trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và sức mạnh của bộ máy chính quyền nhà nước, cùng với ý thức tự giác của nhân dân, tích cực, chủ động tham gia đấu tranh, phịng ngừa tội phạm thì mới có thể ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm ma t nói chung và tội cưỡng bức, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu dưới góc độ của khoa học luật hình sự về tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, bước đầu luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt lý luận, thực tiễn để từ đó chỉ ra những vướng mắc và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự. Kết quả mà luận văn đạt được cho phép đi đến một số kết luận cơ bản sau:

1. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý của nhà nước đối với chất ma tuý, đến quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người, là nguyên nhân làm lan tràn tệ nạn nghiện hút trong xã hội. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có mối quan hệ chặt chẽ với các tội phạm về ma tuý khác. Do đó, để nhận thức đúng đắn bản chất pháp lý của tội phạm này, tạo tiền đề cần thiết cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật hình sự về các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như phân biệt rõ sự khác nhau giữa tội phạm này với các tội phạm ma tuý khác.

2. Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cho thấy, trong xã hội hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều những điều kiện thuận lợi làm cho tội phạm này phát sinh, phát triển, chủ yếu bao gồm: những điều kiện về kinh tế- xã hội, đó là tác động của nền kinh tế thị trường, sự bất cập giữa tình trạng thất nghiệp, nghèo nàn với lợi nhuận siêu ngạch từ việc phạm tội ma tuý, những tiêu cực từ bên ngoài tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Môi trường giáo dục trong gia đình- nhà trường, mơi trường tái hồ nhập cộng đồng cho người cai nghiện chưa được quan tâm đúng mức đã tạo ra những lỗ hổng mà bọn xấu lợi

Trong khi đó, pháp luật hình sự là cơng cụ sắc bén của nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý lại chưa thực sự đạt hiệu quả. Những vướng mắc trong quy định của pháp luật cũng như trong hoạt động áp dụng pháp luật phần nào làm hạn chế kết quả của cuộc đấu tranh nói trên.

3. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa các tội phạm ma tuý, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự đối với tội cưỡng bức, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý theo hướng: Điều 200 cần được tách ra thành nhiều điều luật, mỗi điều luật quy định một tội danh riêng, quy định rõ những dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản của từng hành vi phạm tội; Đồng thời, chuẩn hố một số tình tiết định khung tăng nặng, tăng mức khởi điểm của hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc đối với tội phạm này. Bên cạnh đó, để các quy định của pháp luật hình sự thực sự là cơng cụ hữu hiệu trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm ma tuý, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật, nâng cao nhận thức của người áp dụng pháp luật, phát huy vai trò của các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 114 - 123)