Về các dấu hiệu định tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 103 - 105)

Trước hết, có thể khẳng định rằng sự mơ tả tội phạm tại Điều 200 BLHS năm 1999 chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xét xử. Sự mô tả tội phạm trong cấu thành tội phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cịn thiếu tính cụ thể, mới chỉ nhắc lại tội danh: “Người nào

cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý...”. Như đã

phân tích, Điều 200 BLHS quy định hai tội danh (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý) trong cùng một điều luật gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này. Vì vậy, Điều 200 cần được tách ra thành nhiều điều luật, mỗi điều luật quy định một tội danh riêng. Đồng thời, để hoạt động định tội danh được thực hiện thuận lợi, điều luật cần quy định rõ những dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản của từng hành vi phạm tội. Việc mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này có thể kế thừa hướng dẫn tại Thơng tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999.

Trên thực tế, một người có thể làm cho người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bằng nhiều cách. Họ có thể rủ rê, thuyết phục hoặc cưỡng bức hoặc thậm chí cịn có thể sử dụng cả thủ đoạn đánh lừa cho ma tuý vào thuốc

lá, kẹo, cà phê.. để người khác không biết mà sử dụng dẫn đến nghiện. Trường hợp phạm tội này không được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007. Có quan điểm cho rằng hành vi này phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 200 BLHS năm 1999 [28, tr 405]. Tình tiết này đặt ra nhiều vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn xét xử.

Xét về bản chất, hành vi lừa đảo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cũng giống với hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Đó là làm cách nào để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Ở hành vi cưỡng bức, nạn nhân bị người khác đe doạ, khống chế, ép buộc đưa chất ma tuý vào cơ thể trái với ý muốn. Cịn đối với hành vi lơi kéo là do bị rủ rê, dụ dỗ, bị tuyên truyền rằng chất ma tuý là thuốc tăng lực, làm tinh thần sảng khối, minh mẫn.Vì vậy, lúc đầu không muốn sử dụng chất ma tuý nhưng sau đó bị thuyết phục nên đã đồng ý sử dụng hoặc người phạm tội sử dụng những thủ đoạn khác khêu gợi sự ham muốn ma tuý, nạn nhân vì tị mị mà sử dụng.

Hành vi lừa đảo xét về bản chất giống như hành vi cưỡng bức, lôi kéo. Tuy nhiên, về mặt ngôn ngữ, “cưỡng bức”, “lôi kéo” không bao hàm nghĩa “lừa đảo, lừa gạt”. Trong Tiếng Việt, nghĩa của ba từ “cưỡng bức”, “lơi kéo”, “lừa đảo” hồn toàn khác nhau. Hơn nữa, nếu nghiên cứu sâu về tính chất tâm lý của nạn nhân bị người khác lôi kéo, cưỡng bức sử dụng chất ma tuý sẽ thấy mức độ tự nguyện của nạn nhân đối với hành vi sử dụng ma tuý là khác nhau. Một người bị cưỡng bức sử dụng ma t có tâm lý hồn tồn khơng muốn nhưng bị ép buộc phải sử dụng. Việc sử dụng ma tuý là hoàn toàn trái với ý muốn của họ. Đối với người bị lôi kéo, tâm lý lúc đầu là không muốn nhưng sau dần dần bị thuyết phục nên đã đồng ý sử dụng ma tuý. Còn đối với người bị lừa dối, lừa gạt, họ hồn tồn khơng biết gì về việc mình đang sử dụng chất

ma tuý. Một trong những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là tính cơng minh, ngôn ngữ thường dân, dễ hiểu mà vẫn đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích, có tính khái quát cao. Do vậy, để đảm bảo tính chặt chẽ của các quy phạm pháp luật, hành vi lừa dối người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cần được quy định là một hành vi khách quan của tội phạm ma tuý bên cạnh hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Hoàn thiện quy định về hành vi khách quan của tội phạm ma tuý nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Hành vi khách quan là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm - một trong những “điều kiện chung

và quan trọng nhất để định tội danh chính xác”. Quy định bổ sung hành vi

lừa dối người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một tội phạm độc lập bên cạnh tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý góp phần hồn thiện pháp luật hình sự, đồng thời giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS người phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 103 - 105)