Tình hình tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong thời gian từ năm 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 81 - 88)

2.2.1 Tình hình tội cƣỡng bức, lơi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong thời gian từ năm 2000 - 2008 chất ma tuý trong thời gian từ năm 2000 - 2008

Theo thống kê thu thập được từ nguồn thống kê của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 2000 đến năm 2008, Toà án các cấp đã xét xử sơ thẩm 79.412 vụ với 107.491 bị cáo, bình quân mỗi năm đã xét xử 8.823 vụ với 11.943 bị cáo. Cùng thời gian này, trong nhóm tội phạm về ma tuý, đã có 56 vụ án với 75 bị cáo được đưa ra xét xử về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, bình quân mỗi năm xét xử 6,2 vụ/năm với 8,3 bị cáo/năm.

Bảng`2.1. Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội cưỡng bức, lôi kéo

người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong quá trình nghiên cứu (2000- 2008)

Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm Số bị cáo xét xử sơ thẩm

2000 6 7 2001 11 14 2002 10 14 2003 8 11 2004 9 14 2005 2 2 2006 4 5 2007 3 5 2008 3 3 Tổng số 56 75

(Nguồn : Phịng tổng hợp Tồ án nhân dân tối cao)

Qua bảng thống kê, chúng ta nhận thấy trong khoảng thời gian từ năm 2000-2008, số vụ phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được xét xử sơ thẩm hàng năm có xu hướng giảm dần, sự tăng giảm không ổn định qua các năm, gia tăng đến năm 2004 và có xu hướng giảm mạnh vào những năm tiếp theo. Điều này phản ánh hiệu lực và hiệu quả của công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 và BLHS năm 1999. Tuy nhiên, đến những năm 2006, 2007, số vụ phạm tội và số bị cáo bị đưa ra xét xử có chiều hướng tăng nhẹ, sau đó lại tiếp tục giảm vào năm 2008. Nhìn chung, quy luật diễn biến của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý qua các năm, từ năm 2000 – 2008 là không giống nhau. Năm 2001 là năm có số vụ phạm tội (11 vụ) với số bị cáo (14 người) bị đưa ra xét xử cao nhất, thấp nhất là năm 2005, có 02 vụ với 02 bị cáo.

Bảng thống kê cũng thể hiện số bị cáo phạm tội qua các năm có chiều hướng giảm dần cùng với sự giảm dần số vụ phạm tội. Trung bình một vụ án cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có khoảng 1,34 bị cáo/vụ. Tỷ lệ này ở năm 2000 là 1,16 bị cáo/vụ, năm 2001 là 1,27 bị cáo/vụ, năm 2002 là 1,4 bị cáo/vụ, năm 2003 là 1,37 bị cáo/vụ, năm 2004 là 1,5 bị cáo/vụ, năm 2005 là 1 bị cáo/vụ, năm 2006 là 1,25 bị cáo/vụ, năm 2007 là 1,6 bị cáo/vụ, năm 2008 là 1 bị cáo/vụ. Như vậy, sau 9 năm trung bình có 1,34 bị cáo/vụ. Điều này chứng tỏ có sự liên kết giữa các đối tượng phạm tội trong cùng một vụ án hay nói cách khác loại tội phạm này có tính chất đồng phạm tương đối cao. Vì vậy, tính nghiêm trọng của tội phạm cũng tăng lên đáng kể.

Trong thời gian qua, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng giảm về số lượng vụ phạm tội nhưng về mức độ nghiêm trọng thì diễn biến ngày càng phức tạp. Trong một vụ án, bị cáo không chỉ phạm tội về ma tuý mà còn phạm các tội khác như cướp tài sản, giết người, hiếp dâm....Điển hình gần đây nhất có vụ án cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và hiếp dâm xảy ra tại Hà Nội. Ngày 09/4/2008 Cơng an quận Hồng Mai (Hà Nội) ra lệnh bắt khẩn cấp đối với 3 đối tượng là Trịnh Xuân Thu (nữ), sinh năm1992, trú tại phường Hàng Bột, quận Đống Đa (Hà Nội), Nguyễn Phi Long, sinh năm 1986, ở Yên Nghĩa, Hà Đông (Hà Nội), Nguyễn Hữu Việt, sinh năm 1986, trú tại phố Tây Sơn, quận Đống Đa (Hà Nội). Trong hai ngày liên tiếp là 03/4/2008 và 04/4/2008, ba đối tượng trên đã chặn đường N.T.D, sinh ngày 01/11/1994 và đưa D vào nhà nghỉ Long Vân (đường Giải Phóng, phường Thịnh Liệt, Hồng Mai). Tại đây, các đối tượng đã ép N.T.D phải uống “thuốc lắc”, sau đó Nguyễn Phi Long (là đối tượng đã từng có một tiền án) hiếp dâm D [32].

Bảng 2.2. So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã bị xét xử sơ thẩm với số vụ và số bị cáo bị khởi tố trong quá trình nghiên cứu (2000-2008)

Năm bị khởi tố Số vụ án Số vụ án xét xử sơ thẩm Tỷ lệ Số bị cáo bị khởi tố Số bị cáo xét xử sơ thẩm Tỷ lệ 2000 9 6 66,6 % 10 7 70 % 2001 13 11 84,6 % 18 14 77,7 % 2002 12 10 83,3 % 17 14 82,4 % 2003 11 8 72,7 % 15 11 73,3 % 2004 13 9 69,2 % 21 14 66,7 % 2005 3 2 66,6 % 3 2 66,7 % 2006 5 4 80 % 6 5 83,3 % 2007 4 3 75 % 6 5 83,3 % 2008 4 3 75 % 4 3 75 % Tổng số 74 56 75,6 % 100 75 75 %

(Nguồn : Phịng tổng hợp Tồ án nhân dân tối cao)

Như vậy, số lượng vụ án, bị cáo đưa ra xét xử so với số vụ án, bị cáo bị khởi tố đạt tỷ lệ 75,6 % số vụ án và 75% số bị cáo. Trung bình số vụ được đưa ra xét xử sau 9 năm đạt tỷ lệ 75,6%, năm 2000 và năm 2005 tỷ lệ này là thấp nhất, chỉ chiếm 66,6% và năm 2001 số vụ phạm tội được đưa ra xét xử đạt tỷ lệ cao nhất: 84,6%. Điều này cho thấy tình hình xét xử trên phạm vi toàn quốc đối với loại tội phạm này là nhanh chóng, kịp thời, góp phần đấu tranh phịng, chống loại tội phạm ma tuý.

Tuy nhiên, cũng theo thống kê nói trên, một tỷ lệ khơng nhỏ số vụ án và số bị cáo bị khởi tố nhưng khơng được đưa ra xét xử có thể vì các lý do sau: đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị cáo đã thực hiện tội phạm, những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến tuổi chịu TNHS, đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, người thực hiện hành vi đã chết, miễn truy cứu TNHS. Như vậy, việc không đưa ra xét xử trong các trường hợp này vì các lý do liên quan đến việc chưa có hoặc khơng có đủ điều

kiện để đưa ra xét xử hoặc liên quan đến chính sách hình sự của nhà nước.Vì những lý do trên, số vụ án bị khởi tố bao giờ cũng cao hơn số vụ án được đưa ra xét xử. Có thể tham khảo thêm số liệu tình hình tội phạm cưỡng bức, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bị xét xử sơ thẩm so với tội phạm ma tuý nói chung bị xét xử sơ thẩm qua bảng thống kê dưới đây.

Bảng 2.3. So sánh số vụ phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng

trái phép chất ma tuý (Điều 200 BLHS) với tổng số vụ phạm tội về ma tuý nói chung được xét xử sơ thẩm từ năm 2000-2008

Năm Số vụ án Số bị cáo Điều 200 BLHS Tội phạm ma tuý nói chung Tỷ lệ Điều 200 BLHS Tội phạm ma tuý nói chung Tỷ lệ 2000 6 6518 0,09 % 7 9179 0,08 % 2001 11 8364 0,13 % 14 10686 0,13 % 2002 10 9436 0,1 % 14 12194 0,11 % 2003 8 9313 0,08 % 11 12481 0,09 % 2004 9 8947 0,1 % 14 11790 0,12 % 2005 2 9102 0,02 % 2 12027 0,02 % 2006 4 9621 0,04 % 5 13019 0,04 % 2007 3 9010 0,03 % 5 13008 0,04 % 2008 3 9101 0,03 % 3 13107 0,02 % Tổng 56 79.412 0,07 % 75 107.491 0,07 %

(Nguồn : Phịng tổng hợp Tồ án nhân dân tối cao)

So sánh tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong tổng số tội phạm ma tuý bị đưa ra xét xử sơ thẩm cho thấy, loại tội phạm này chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng số vụ án, bị cáo phạm tội ma tuý nói chung. Chiếm tỷ lệ cao nhất vào năm 2001 với 0,13% trong tổng số vụ án phạm tội ma tuý. Trung bình 9 năm, từ năm 2000-2008, tội cưỡng bức, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý chỉ chiếm 0,07% trong tổng số vụ án và bị cáo phạm tội ma tuý nói chung. Điều này có thể lý giải bởi đặc trưng của tội phạm này là khó bị phát hiện hơn các tội phạm ma tuý cụ thể

khác, hơn nữa, hình thức xử lý đối với tội phạm này phổ biến là xử phạt hành chính vì đối tượng phạm tội chủ yếu ở lứa tuổi chưa thành niên, chưa đủ tuổi chịu TNHS hoặc chưa đến mức bị xử lý về hình sự. Có thể thấy rõ hơn hiện trạng này trong sự so sánh đối chiếu với các tội phạm ma tuý cụ thể khác qua bảng thống kê dưới đây

Bảng 2.4. So sánh số vụ phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng

trái phép chất ma tuý (Điều 200 BLHS) với số các vụ phạm tội về ma tuý khác được xét xử sơ thẩm từ năm 2000-2008

STT Tội phạm (Điều luật) xử sơ thẩm Số vụ xét Tỷ lệ 1 Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây

khác có chứa chất ma tuý (Điều 192) 28 0,04 % 2 Tội xản xuất trái phép chất ma tuý (Điều

193) 63 0,08 %

3 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194) 68134 85,8 % 4

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 195)

802 1,0 %

5

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 196)

29 0,04 %

6 Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý

(Điều 197) 8503 10,7 %

7 Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất

ma tuý (Điều 198) 436 0,55 % 8 Tội sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều

199) 1258 1,58 %

9 Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng

trái phép chất ma tuý (Điều 200) 56 0,07 % 10

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác (Điều 201)

103 0,14 %

Qua bảng thống kê trên cho thấy, trong nhóm tội phạm ma tuý, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194) chiếm tỷ lệ lớn nhất (85,8%), tiếp đó là tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (10,7 %). Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (0,07%), số vụ phạm tội bị xét xử sơ thẩm trong 9 năm (2000-2008) chỉ nhiều hơn tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192) và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 196).

Tuy nhiên, số liệu các vụ án này vẫn chưa phản ánh được thực tế, mặc dù pháp luật hình sự nhà nước ta đã chỉ rõ mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội nhưng trên thực tế có nhiều vụ án cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý xảy ra mà không được các cơ quan chức năng phát hiện vì người bị hại đã không tố giác tội phạm do sợ bị trả thù, sợ bị dư luận biết việc sử dụng trái phép chất ma tuý của mình sẽ ảnh hưởng đến việc học, đến công việc, sợ bị kỳ thị....Chúng ta cần phải đặt tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong mối tương quan so sánh với số người nghiện ma tuý mới thấy hết được tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này. Bởi lẽ, các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra động cơ dẫn đến việc sử dụng trái phép chất ma tuý: tò mò thử xem, do bị rủ rê, lôi kéo, do không hiểu tác hại của ma tuý, do tiếp xúc với ma tuý dễ dàng..., trong đó việc sử dụng ma tuý với lý do: “ bị rủ rê chiếm 75%, chủ động xin hút thử 12,5%, tò mò tự mua hút 8,3%, cá độ được thua 4,2% ” [42, tr118].

Bảng 2.5. Số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý (2000- 2008)

Năm Số người nghiện ma tuý Năm Số người nghiện ma túy 2000 101.036 2005 158.428

2001 113.903 2006 160.226 2002 142.002 2007 161.024 2002 142.002 2007 161.024 2003 160.670 2008 160.526 2004 170.407.

(Nguồn : Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma tuý)

Nghiên cứu thực trạng tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy không thể tách rời thực trạng nghiện ma tuý ở Việt Nam. Tệ nạn nghiện ma tuý là môi trường nuôi dưỡng và là động lực thúc đẩy sự gia tăng tội phạm ma tuý. Xem xét đặc điểm nhân thân của 75 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội phạm này trong 9 năm (2000-2008) cho thấy có tới 97,3% bị cáo đã sử dụng ma tuý từ trước. Trong đó, người tham gia rủ hút hít 100 % đã sử dụng ma tuý từ trước. Thực trạng nghiện ma tuý ở Việt Nam đang ở mức báo động, đến năm 2008, cả nước có hơn 160 nghìn người nghiện so với với 75 bị cáo bị xét xử về tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cho thấy con số phạm tội bị “đưa ra ánh sáng” là quá ít ỏi. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đang là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay, qua đó, góp phần loại bỏ một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gia tăng số người nghiện ma túy trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 81 - 88)