chất ma túy và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho mượn hoặc cho thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu về ma túy của bản thân.
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có một số đặc điểm pháp lý giống với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Đó là: Tội phạm xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý của nhà nước về chất ma túy, làm lan truyền tệ nạn nghiện hút, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên hoặc từ 14 tuổi trở lên (theo khoản 2,3 Điều 198 và khoản 2,3,4 Điều 200).
Bên cạnh những điểm giống nhau cơ bản trên, tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hai tội danh có bản chất pháp lý và đặc điểm riêng biệt.
Về khách thể của tội phạm, như đã phân tích, tội cưỡng bức, lơi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý chất ma túy của nhà nước, bằng hành vi “cưỡng bức”, người phạm tội còn trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe của con người, đến quyền tự do, quyền được hành động phù hợp đạo đức, pháp luật.
Về mặt khách quan của tội phạm, tội chứa chấp việc sử dụng trái phép
chất ma túy thể hiện ở những hành vi như cho thuê, cho mượn địa điểm để người khác sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Đó là trường hợp người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác
(khơng phải là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, tuy không cho họ thuê, mượn địa điểm nhưng lại để mặc cho họ hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để mặc cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy. Nếu người có địa điểm khơng biết người đến thuê, mượn địa điểm dùng để sử dụng trái phép chất ma túy thì người cho thuê, cho mượn địa điểm không phạm tội. Trong trường hợp người phạm tội đứng ra tổ chức, dẫn dắt con nghiện, ngoài việc cho thuê, cho mượn địa điểm cịn rủ rê, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, cung cấp phương tiện sử dụng ma túy thì người đó khơng phạm tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy mà phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, hành vi khách quan giữa tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là hoàn toàn khác nhau. Hành vi cưỡng bức, lơi kéo chỉ có thể thực hiện dưới dạng hành động: hành động dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ép người khác phải sử dụng ma túy, hành động rủ rê, lôi kéo bằng lời nói, cử chỉ để người khác sử dụng ma túy. Còn hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể thực hiện bằng hành động như cho thuê, cho mượn địa điểm... hoặc dưới dạng không hành động như biết người khác sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền quản lý của mình nhưng làm ngơ, để mặc, khơng có bất kỳ hành vi nào nhằm ngăn cản người này không được sử dụng trái phép chất ma túy tại các địa điểm nói trên.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy với hình thức lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Ví dụ: người phạm tội biết rõ người khác thuê địa điểm để sử dụng ma túy nhưng vẫn làm ngơ. Trong trường hợp này,
người phạm tội nhận thức rõ hành vi chứa chấp của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vì lợi nhuận nên có ý thức để mặc, tuy khơng mong muốn nhưng chấp nhận việc người khác sử dụng ma túy tại địa điểm mà mình quản lý.
Về trách nhiệm hình sự và hình phạt: Tội chứa chấp việc sử dụng trái
phép chất ma túy được LHS quy định có một khung hình phạt cơ bản (từ 2 năm đến 7 năm tù) và một khung hình phạt tăng nặng (từ 7 năm đến 15 năm tù). Mức phạt tù cao nhất được áp dụng đối với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là 15 năm tù phạm tội trong trường hợp có một trong các tình tiết tăng nặng: lợi dụng chức vụ quyền hạn, phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với trẻ em, phạm tội đối với nhiều người, tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội chứa chấp cịn có thể bị áp dụng hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
So sánh với Điều 200 BLHS, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định ba khung hình phạt (trong đó có một khung hình phạt cơ bản từ 2 năm đến 7 năm tù, hai khung hình phạt tăng nặng), mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi này là tù chung thân, hình phạt bổ sung đối với tội phạm này là hình phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng.
Đánh giá chung quy định của BLHS về TNHS và hình phạt đối với hai tội phạm này cho thấy hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn và bị áp dụng hình phạt nặng hơn hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Điều này có thể lý giải bởi ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi và tính chất, mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ xã hội bị xâm hại.
Người thực hiện hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ xâm hại đến chế độ độc quyền quản lý, sử dụng chất ma túy của nhà nước mà còn xâm hại trực tiếp đến sức khỏe, quyền tự do của con người. Họ thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp, ln có ý thức mong muốn thực hiện hành vi, mong muốn hậu quả xảy ra. Trong khi đó, người thực hiện hành vi chức chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có ý thức mong muốn thực hiện hành vi, mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp) hoặc cũng có thể tuy khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp).
Nhìn chung, để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng loại hành vi cần xem xét tồn diện đến các yếu tố mang tính khách quan và chủ quan. Quy định các tội phạm ma túy nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng phải đảm bảo tính hợp lý, phân hóa TNHS và hình phạt trong mối tương quan với các tội phạm ma túy khác.
Tóm lại, qua q trình nghiên cứu một số vấn đề chung về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có thể rút ra các kết luận sau:
1. Từ một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đã được BLHS quy định thành một tội phạm độc lập nhằm bảo vệ chế độ độc quyền quản lý của nhà nước đối với chất ma tuý, bảo vệ quyền tự do và sức khoẻ của con người. Đồng thời hình sự hố hành vi cịn góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội nguy hiểm- tệ
nạn ma tuý. Đây cũng là một trong những mục tiêu chung, mục tiêu lâu dài của toàn xã hội.
2. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có mối quan hệ chặt chẽ với các tội phạm về ma tuý khác. Do đó, phân biệt rõ ràng giữa các tội phạm ma tuý cụ thể là yêu cầu thiết yếu đối với các cơ quan
tư pháp hình sự trong hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt, tạo cơ sở xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
3. Pháp luật hình sự là cơng cụ sắc bén của nhà nước ta trong cơng cuộc đấu tranh, phịng ngừa các tội phạm ma tuý, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý. Trải qua hai lần pháp điển hóa và nhiều lần sửa đổi, bổ sung, các quy định của LHS về tội phạm ma tuý nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.