Về các dấu hiệu định khung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 105 - 107)

Điều 200 BLHS quy định ba khung hình phạt tăng nặng với các dấu hiệu định khung như sau: có mười dấu hiệu định khung tại tại khoản 2, có ba dấu hiệu tại khoản 3 và có hai dấu hiệu tại khoản 4. Các tình tiết định khung hình phạt này có thể khái qt thành các nhóm: tình tiết phản ánh sự cần được tôn trọng và bảo vệ đặc biệt đối với đối tượng bị xâm hại (ví dụ: phạm tội đối với phụ nữ mà biết là đang có thai, đối với người chưa thành niên...), tình tiết phản ánh tính chất của hành vi và mức độ của hậu quả (phạm tội có tổ chức, đối với nhiều người, phạm tội nhiều lần), tình tiết phản ánh tính chất của động cơ và mức độ lỗi của người phạm tội (vì động cơ đê hèn), tình tiết phản ánh nhân thân người phạm tội (tái phạm nguy hiểm). Trong quy định của BLHS

các tình tiết định khung hình phạt đều đã phản ánh được mức độ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong các trường hợp là khác nhau, đảm bảo sự phân hoá TNHS trong luật. Song, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, tội phạm ma tuý nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng ngày càng gia tăng với những thủ đoạn tinh vi, phức tạp, sử dụng phương tiện hiện đại để hoạt động tội phạm. Vì thế, những trường hợp này khác với trường hợp phạm tội thơng thường cả về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội. Đây cũng là căn cứ cần thiết để quy định bổ sung tình tiết định khung hình phạt tăng nặng.

Sự phát triển của Internet và tiềm năng của nó trong bối cảnh tồn cầu hoá nền thương mại đang là một thách thức lớn hiện nay đối với cơ quan hành pháp về ảnh hưởng của chúng đối với trật tự, an toàn xã hội. Một thực tế đang diễn ra hàng ngày hàng giờ là có những thơng điệp mờ ám được thực hiện trên Internet. Hiểm hoạ về việc bọn tội phạm đang sử dụng Internet như một công cụ gây án là rất lớn. Theo một nghiên cứu, “trong tất cả các trang web

trên mạng Internet sử dụng tại gia đình được xếp dưới thư mục các chất ma tuý thì 80% tệp tin mang tính chất tiêu cực. (....) Trên mạng Internet thế giới, số lượng trang web điện tử mang những thông tin lôi kéo(...) người khác mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý làm gia tăng tệ nạn nghiện hút ma tuý và có lợi cho hoạt động buôn bán trái phép chất ma tuý đã vượt qua con số 100.000”[25, tr 279-281]. Tại Việt Nam, con số này cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ những trang “web đen”. Mặt khác việc thiết lập các “hiệp hội lắc” trên các website cá nhân để lôi kéo người mua bán, người sử dụng trái phép chất ma tuý là một trong những hoạt động tội phạm rất nguy hiểm cần bị ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật [44]. Do vậy, để đảm bảo có sự phân hóa TNHS ngay trong luật, qua đó, tạo điều kiện cá thể hóa TNHS trong thực tiễn áp dụng, địi hỏi phải có quy định khung hình phạt tăng

nặng đối với những trường hợp phạm tội bằng phương pháp có khả năng lơi kéo nhiều người sử dụng trái phép chất ma tuý.

Ngồi ra, tình tiết tăng nặng “gây chết người” (điểm a khoản 3 Điều 200 BLHS), “gây chết nhiều người” (khoản 4 Điều 200 BLHS) cần được quy định một cách chuẩn xác hơn về dấu hiệu lỗi đối với hậu quả “chết người”. Trong trường hợp người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý gây ra hậu quả chết người thì lỗi của chủ thể được xác định như sau: Người phạm tội có lỗi cố ý với hành vi và lỗi vô ý đối với hậu quả. Nếu người phạm tội cố ý đối với hậu quả chết người thì khơng cịn thuộc khung 3 và khung 4 của tội này mà đã phạm vào hai tội: tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và tội giết người. Do vậy, việc mô tả dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm cũng như khi quy định dấu hiệu định khung hình phạt cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cho việc nhận thức về các cấu thành thành tội phạm theo loại tội- tội cố ý hoặc tội vô ý được thống nhất, đảm bảo hoạt động xét xử đúng đắn. Với ý nghĩa đó, pháp luật hình sự Việt Nam cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng quy định rõ dấu hiệu lỗi vô ý đối với hậu quả “gây chết người” ở khung hình phạt tăng nặng của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Cụ thể: Điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 200 được quy định như sau: “Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc vô ý làm chết người” (điểm a khoản

3), “Phạm tội trong trường hợp vô ý làm chết nhiều người hoặc gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt (.....)” (khoản 4). Quy định như vậy mới triệt

để, tránh tình trạng xét xử tội phạm theo các điều khoản này dựa trên căn cứ pháp lý thiếu tính chặt chẽ, chuẩn xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 105 - 107)