Chủ thể của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 45 - 51)

nhân hoặc gia đình, người thân nạn nhân phục vụ cho mưu đồ xấu xa của người phạm tội.

Ví dụ: N.V.H là Trưởng phịng cảnh sát hình sự của Cơng an tỉnh T. H tham gia vào nhiều chuyên án triệt phá nhiều đường dây buôn bán ma tuý xuyên tỉnh, xuyên quốc gia. Do vậy có rất nhiều đối tượng nguy hiểm thù ghét H, trong đó có P.V.Q. Q đã tìm cách bắt cóc con gái H, cưỡng bức cháu bé sử dụng trái phép chất ma tuý và khống chế gia đình H, ép H phải thả đồng bọn của Q. Q đã phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý vì động cơ đê hèn.

Như vậy, động cơ, mục đích khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này nhưng căn cứ vào động cơ, mục đích của người phạm tội có thể xác định lỗi của người phạm tội. Khi người phạm tội có động cơ, mục đích phạm tội rõ ràng nghĩa là họ đã cố ý thực hiện tội phạm và lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp.

1.1.2.4. Chủ thể của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý phép chất ma tuý

Với tính chất là một trong bốn yếu tố cơ bản của cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm và các vấn đề liên quan đến chủ thể của tội phạm được phân tích, nghiên cứu có ý nghĩa pháp lý sâu sắc, là “căn cứ cần thiết để truy cứu

quyết định hình phạt của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, của Tịa án nói riêng.

Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm cịn có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định) [8, tr 357].

Chủ thể của tội phạm nói chung và chủ thể của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng theo LHS Việt Nam hiện hành “chỉ có thể là con người cụ thể” [35, tr 89]. Nhưng đúng như PGS.TS Nguyễn Ngọc Hịa đã viết: “Khơng phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của

tội phạm khi thực hiện hành vi được quy định trong Luật Hình sự”. Điều này

xuất phát từ mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội của TNHS và hình phạt, mục đích này chỉ có thể đạt được khi việc áp dụng các biện pháp TNHS tác động tới những người có năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi mình thực hiện và năng lực điều khiển được hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Hay nói cách khác, theo LHS Việt Nam, chỉ những người có điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm. Trong đó, năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho chủ thể có lỗi và để có được năng lực này con người phải đạt độ tuổi nhất định.

Xuất phát từ mối quan hệ giữa độ tuổi và năng lực TNHS, LHS Việt Nam không trực tiếp quy định người như thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS và tình trạng khơng có năng lực. Với quy định này, LHS Việt Nam mặc nhiên thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu TNHS và khơng trong tình trạng khơng có năng lực TNHS là những người có năng lực TNHS [18, tr 52].

Năng lực TNHS là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể về mặt tự nhiên và xã hội. Mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên một cách bình thường đều có khả năng hình thành, phát triển ý thức và tự ý thức nhưng phải trải qua quá trình hoạt động và giáo dục nhất định trong mơi trường xã hội, khả năng đó mới có thể trở thành hiện thực. Do đó, năng lực TNHS chỉ được hình thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đã được hình thành sẽ tiếp tục phát triển hồn thiện trong một thời gian tiếp theo. Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ trường hợp cá biệt có sự khơng bình thường về tâm sinh lý - những trường hợp mà LHS coi là trong tình trạng khơng có năng lực TNHS [17, tr 50-53]. Theo quy định tại Điều 13 BLHS năm 1999, tình trạng khơng có năng lực TNHS là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Như vậy, một người được coi là trong tình trạng khơng có năng lực TNHS khi thỏa mãn hai dấu hiệu: dấu hiệu y học, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động thần kinh và dấu hiệu tâm lý, mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Người mắc bệnh trong trường hợp này hoặc khơng cịn năng lực hiểu biết những địi hỏi của xã hội, khơng đánh giá được tính chất đúng, sai, được làm hay không được làm của hành vi đã thực hiện, vì vậy, họ cũng khơng cịn năng lực kiềm chế việc thực hiện xử sự khác phù hợp với địi hỏi của xã hội; Hoặc tuy họ có khả năng nhận thức, đánh giá tính chất xã hội của hành vi nguy hiểm nhưng các xung đột bệnh lý khiến họ không thể kiềm chế được hành vi của mình [35, tr 92]. Chỉ được coi là trong tình trạng khơng có năng lực TNHS khi đồng thời cả hai dấu hiệu: dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý đều thỏa mãn.

Quy định trên cho thấy người nào mặc dù mắc bệnh tâm thần nhưng không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì khơng coi là trong tình trạng khơng có năng lực TNHS. Thực chất đây là trường hợp tình trạng năng lực TNHS hạn chế - một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999.

Như vậy, chủ thể của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS khi thực hiện tội phạm. Do đó, người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS sẽ được coi là người chưa có năng lực TNHS.

Điều 12 BLHS năm 1999 quy định tuổi chịu TNHS “người đủ 16 tuổi

phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Phân loại thế nào là tội phạm rất nghiêm trọng, tội

đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 8 BLHS.

Đối chiếu với Điều 200 quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, khoản 1 Điều 200 là trường hợp thuộc tội phạm nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù), khoản 2 thuộc tội phạm rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù), khoản 3,4 thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm đối với khoản 3 và tù chung thân đối với khoản 4). Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Như vậy, chủ thể của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là người từ đủ 16 tuổi trở lên (theo khoản 1) hoặc người từ đủ 14 tuổi trở lên (theo khoản 2,3,4) có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án) phải xác định rõ tuổi của họ.

Cách tính tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS là “đủ 14 tuổi” hoặc “đủ 16 tuổi” tức là tính theo tuổi trịn kể từ ngày người đó phạm tội được sinh ra đến ngày người đó thực hiện tội phạm. Ví dụ: sinh ngày 01/01/1975 thì đến 01/01/1989 mới đủ 14 tuổi. Trường hợp khơng có điều kiện để xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh và nếu khơng có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là ngày 31/12 của năm sinh [3, tr 234].

Các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử phải tiến hành hết các biện pháp xác minh mà không thể chứng minh được ngày tháng năm sinh thì mới lấy ngày cuối cùng trong tháng hoặc tháng cuối cùng trong năm sinh làm ngày sinh của người phạm tội. Trong hồ sơ vụ án nhất thiết phải có bản sao giấy khai sinh (nếu là trường hợp có giấy khai sinh) hoặc các biên bản xác minh có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền (nếu là trường hợp khơng có giấy khai sinh).

Nghiên cứu tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trên thực tế cho thấy chủ thể của tội phạm này hầu hết ở lứa tuổi chưa thành niên. Theo lý luận của khoa học luật TTHS, người chưa thành niên là những người đang ở trong lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm của cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và đơi khi cịn bị tác động mạnh mẽ của những điều kiện bên ngoài [36, tr 321]. Độ tuổi của người chưa thành niên được xác định là chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự là từ 14 tuổi tròn đến dưới 18 tuổi. Theo những phân tích trên, đối tượng những người chưa thành niên có hành vi cưỡng bức, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cần được xem xét xử lý bằng biện pháp hình sự là những trường hợp đã đủ 16 tuổi trở lên và những trường hợp đã đủ 14 tuổi trở lên thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 2,3,4 Điều 200 BLHS năm 1999.

Do đó, trong các vụ án cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có chủ thể của tội phạm là người chưa thành niên, vấn đề đầu tiên cần được xác định là độ tuổi của họ. Tuy nhiên, việc làm rõ nội dung này trong thực tiễn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn vì việc xác định độ tuổi của người phạm tội chủ yếu căn cứ vào giấy đăng ký khai sinh, trong khi quản lý hành chính về đăng ký khai sinh, quản lý hộ khẩu, hộ tịch chưa thật chặt chẽ và khoa học. Nhiều trường hợp khai báo, đăng ký ngày tháng năm sinh còn tuỳ tiện, mỗi loại giấy tờ ghi khác nhau nên khó xác định tuổi thật của người chưa thành niên trong vụ án. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị can, bị cáo lợi dụng sự sơ hở trong quản lý hành chính để làm lại giấy khai sinh, tìm cách lẩn tránh đối phó với cơ quan bảo vệ pháp luật dẫn đến việc không truy cứu TNHS đối với người phạm tội đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Để giải quyết những vướng mắc nói trên, khi khơng có sự thống nhất giữa tuổi trên thực tế và tuổi ghi trong giấy khai sinh thì cần xác nhận về mặt sinh học (giám định xương và giám định sự phát triển cơ thể) để xác định chính xác tuổi của người phạm tội [9, tr 46]. Đồng thời, phải tuân thủ hướng dẫn tại Mục 11 Phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC về cách tính tuổi chịu TNHS của người phạm tội nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng: Thứ nhất, nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào

của tháng đó thì lấy ngày cuối cùng trong tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS của bị can, bị cáo. Thứ hai, nếu xác định được quý

cụ thể của năm nhưng khơng xác định được ngày, tháng nào trong q đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo. Thứ ba, nếu xác định

được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hay nửa cuối của năm đó thì lấy ngày 30/6 hoặc

ngày 31/12 tương ứng trong năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo. Thứ tư, nếu không xác định được tháng nào, quý nào, nửa năm nào trong năm thì lấy ngày 31/12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo.

Tóm lại, chủ thể của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là người đã có lỗi (cố ý) trong việc thực hiện hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS theo luật định. Đó là người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với mọi trường hợp phạm tội (theo khoản 1 Điều 200) và người từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp thuộc tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (theo khoản 2,3,4 Điều 200 BLHS).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 45 - 51)