* Về kỹ thuật lập pháp
Đa số các điều luật của BLHS năm 1999, mỗi điều luật chỉ quy định một tội danh nhưng cũng khơng ít điều trong đó quy định từ hai tội danh trở lên. Việc áp dụng những điều luật có quy định từ hai tội danh trở lên trong thực tiễn xét xử đã nảy sinh những khó khăn trong việc định tội và quyết định hình phạt. Điều 200 BLHS quy định hai tội danh: tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Xét về mặt lập pháp, việc quy định hai tội danh trên trong cùng một điều luật có ý nghĩa làm cho BLHS mang tính chặt chẽ hơn về mặt khoa học. Về mặt hình thức chỉ có một điều luật quy định hình phạt là tù chung thân thay vì sẽ có hai điều luật nếu như quy định hai tội ở hai điều luật, điều này có ý nghĩa về mặt ngoại giao, nhân đạo khi so sánh với pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Song qua thực tiễn áp dụng pháp luật thì thấy rằng việc quy định như trên đã bộc lộ nhiều điều bất cập, không đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa TNHS cũng như hình phạt. Rất dễ dàng nhận thấy rằng hành vi cưỡng bức
người khác và hành vi lôi kéo người khác là hai hành vi có tính chất nguy hiểm khác nhau. Hành vi cưỡng bức người khác biểu hiện bởi việc người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hay thủ đoạn khác buộc người khác phải sử dụng ma tuý trái với ý muốn của họ. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý chất ma tuý của nhà nước mà còn xâm phạm đến quyền tự do của con người. Hành vi lôi kéo người khác biểu hiện qua các hành vi như thuyết phục, rủ rê, dụ dỗ, phỉnh nịnh ... người nào đó và do bị những tác động ấy từ phía người phạm tội nên nạn nhân đã tự nguyện sử dụng. Như vậy, về mặt khách quan, hành vi dùng vũ lực luôn nguy hiểm hơn hành vi thuyết phục, rủ rê, dụ dỗ... Về mặt chủ quan, cũng cho thấy rõ điều này. Một bên, người bị cưỡng bức phải sử dụng ma tuý trái ý muốn, một bên, người bị lôi kéo đã tự nguyện sử dụng trái phép chất ma tuý. Như vậy, tính chất của hai hành vi phạm tội quy định ở hai tội danh khác nhau trong cùng một điều luật (Điều 200 BLHS) là khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng hình phạt.
Thứ hai, do Điều 200 BLHS quy định nhiều tội phạm trong cùng một điều luật nên không mô tả được hành vi khách quan và cấu thành cơ bản đối với từng tội phạm dẫn việc nhận thức và thực hiện không thống nhất, đồng thời, việc phân biệt giữa một số tội phạm gặp nhiều khó khăn.
Khoản 1 Điều 200 BLHS quy định “Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị phạt...”. Theo quy định này,
nhà làm luật chỉ xác định tội danh mà không mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm cụ thể. Lý do có thể là chủ ý của nhà làm luật xét thấy không cần thiết phải quy định lại trong luật vì thực tiễn xét xử (việc áp dụng các văn bản hướng dẫn trước đó) đã thừa nhận các dấu hiệu pháp lý của tội phạm khá rõ ràng. Hoặc cũng có thể do đặc điểm của kỹ thuật lập pháp quy định nhóm tội phạm có các dấu hiệu chung trong cùng điều luật đã hạn
chế việc xác định các dấu hiệu riêng của từng tội phạm hoặc hành vi phạm tội. [26, tr110]. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy ở Điều 200 BLHS và ở những tội mà nhà làm luật không mô tả rõ ràng các dấu hiệu pháp lý đặc trưng đều gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma tuý, làm hạn chế hiệu quả đấu tranh phịng chống tội phạm ma t nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng.
Việc quy định nhiều tội phạm trong cùng một điều luật còn dẫn đến một vướng mắc khác. Đó là: Khi viện dẫn điều luật để truy tố, xét xử đối với tội phạm về ma tuý thì nội dung điều luật bị cắt xén, làm cho việc nêu căn cứ pháp luật chưa được chặt chẽ, khoa học, hoặc có trường hợp khởi tố một tội nhưng trong quyết định lại nêu tất cả các tội đã quy định ở trong điều luật đó, dẫn đến vi phạm. Mặt khác khi thống kê tội phạm, không xác định được tội phạm cụ thể dẫn đến thống kê chồng chéo, không phản ánh đúng thực tế.
Từ những phân tích nói trên cho thấy, để quy định BLHS đạt hiệu quả hơn nữa trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm về ma tuý, Điều 200 BLHS năm 1999 cần tiếp tục được hoàn thiện, khắc phục những vướng mắc nói trên.
* Quy định về xử phạt hành chính và xử lý về hình sự đối với hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác người khác sử dụng trái phép chất ma túy là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Điều 3 Luật Phòng chống ma tuý được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thơng qua ngày 09/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2001 quy định: “Nghiêm cấm hành vi sử dụng, tổ chức sử dụng trái
phép chất ma tuý, xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý”. Tuỳ theo mức độ vi phạm, người có hành vi xúi
với mức tiền phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng theo Điều 23 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự an ninh và trật tự, an toàn xã hội hoặc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 BLHS năm 1999. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là hành vi đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Nếu người có hành vi gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại khơng đáng kể thì khơng bị coi là tội phạm và tuỳ theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính. Từ việc xem xét hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 200 BLHS năm 1999 và quy định trong Luật Phòng chống ma tuý, Nghị định số 150/2005/NĐ-CP cho thấy ranh giới để phân biệt giữa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật hành chính khơng rõ ràng. Điều 200 BLHS chỉ mô tả hành vi khách quan của tội phạm là “cưỡng bức, lơi kéo” ngồi ra khơng có dấu hiệu (tình tiết) định tội khác.
Xét về mặt lý luận, mọi tội phạm ngay cả các tội phạm cùng loại (tội trộm cắp, tội cướp tài sản, các tội phạm về ma tuý) theo hoàn cảnh cụ thể của việc thực hiện tội phạm và các dấu hiệu thực tế của nó bao giờ cũng có tính xác định cá thể của nó. Trong từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở xem xét đặc điểm cá nhân của người thực hiện hành vi, các yếu tố về điều kiện, hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội thậm chí cả hậu quả của hành vi, các cơ quan có thẩm quyền đánh giá một hành vi vi phạm ở mức độ xử phạt hành chính hay có thể khởi tố thành một vụ án hình sự. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ hành vi nào cũng biểu hiện ra một cách rõ ràng là tội phạm hay vi phạm pháp luật khác. Việc quy định hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong BLHS như hiện nay một mặt đặt ra yêu cầu đối với những người “cầm cân, nảy mực” phải phát huy năng lực, tính sáng tạo, khả năng
trong hoạt động áp dụng pháp luật. Xét về mặt thực tế, hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội với rất nhiều tác hại, tác hại lớn nhất là làm lan tràn tệ nạn nghiện hút ma tuý, kích thích “cầu” đối với mặt hàng siêu lợi nhuận này, kéo theo sự gia tăng về tội phạm mua bán ma tuý và các tội phạm ma tuý khác. Theo quy định của BLHS hiện hành thì những hành vi này dù chỉ là vi phạm lần đầu, trọng lượng ma tuý ít cũng đều bị coi là hành vi phạm tội và phải bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật”, mọi hành vi phạm
tội về ma tuý phải được quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật hình sự, không thể quy định và điều chỉnh bằng pháp luật hành chính được.
Như vậy, để tránh những vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội phạm ma tuý, pháp luật cần có những quy định cụ thể về ranh giới để phân biệt giữa hành vi phạm tội và hành vi vi pháp luật khác có liên quan đến ma tuý.
* Một số vướng mắc khác trong quy định của luật về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý
Thực tiễn cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn một vài băn khoăn khi xét xử tội phạm này bởi những vấn đề sau:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành động rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác sử dụng trái phép chất ma tuý để họ sử dụng trái phép chất ma túy. Vậy khi xác định đối tượng bị cưỡng bức, lơi kéo có nhất thiết phải làm rõ người đó khơng có nhu cầu sử dụng trái phép chất ma tuý? Trong trường hợp một người dụ dỗ người nghiện hút sử dụng trái phép chất ma t thì có phạm tội theo Điều 200 BLHS hay khơng?
Theo lý luận của khoa học luật hình sự, hành vi cưỡng bức và hành vi lôi kéo tác động đến người khác để người này sử dụng ma tuý trái ý muốn của họ (đối với hành vi cưỡng bức) hoặc từ chỗ ban đầu không muốn sử dụng nhưng bị lôi kéo đã đi đến tự nguyện sử dụng. Vậy trong trường hợp người bị tác động là đối tượng nghiện hút bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng ma tuý thì tội phạm theo Điều 200 BLHS có xảy ra hay khơng?
Ví dụ1: N.V.Q ghen ghét N vì cho rằng từ ngày N mở cửa hàng buôn bán cùng một sản phẩm với cửa hàng của N.V.Q làm Q mất khách. Để trả thù, Q đã dụ dỗ con trai N sử dụng ma tuý. Khi dụ dỗ con trai N sử dụng ma tuý, Q không biết con trai N đã nghiện ma tuý một thời gian.
Ví dụ 2: Đối tượng mua bán chất ma tuý dụ dỗ các đối tượng nghiện hút mua chất ma tuý do mình bán để sử dụng, dụ dỗ họ sử dụng loại ma túy mới, phương thức sử dụng ma tuý mới...
Khi áp dụng điều luật này, trong trường hợp đối tượng mới đưa ra lời mời mọc, rủ rê sử dụng ma túy nhưng chưa đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác thì bị bắt quả tang, vậy có truy cứu trách nhiệm hình sự với đối tượng đó về hành vi rủ rê, lơi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý hay không? Thực tế hiện nay nguyên nhân của tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh, thiếu niên chủ yếu là do bị bạn bè rủ rê, lơi kéo. Ví dụ: Theo kết quả của một cuộc điều tra xã hội học ở Nghệ An về nguyên nhân nghiện ma tuý trong thanh, thiếu niên được thực hiện với 240 em đã cho kết quả: có 61,1% mắc nghiện do bạn bè rủ rê, lôi kéo; 31,3% do tò mò, bắt chước, số còn lại mắc nghiện do chán đời, tiêu cực hoặc do sử dụng ma tuý để chữa bệnh [27, tr 24]. Tuy nhiên, việc xử lý về hình sự đối với hành vi phạm pháp của người chưa thành niên hầu như rất ít. Một trong những khó khăn trong việc xử lý tội phạm này do quy định của BLHS về mức hình phạt đối với tội danh nêu trên chưa đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa; Các điều kiện, thủ tục tố tụng để
tiến hành truy cứu TNHS đối với người chưa thành niên còn phức tạp, lại chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể. Theo quy định Điều 200 BLHS năm 1999, tất cả những người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đều phải chịu TNHS về tội phạm mà mình thực hiện (khoản 1 Điều 200 BLHS). Những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên phạm tội theo Điều 200 BLHS chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 2,3,4 Điều 200 BLHS. Như vậy, việc truy cứu TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trước hết phải xác định yếu tố cơ bản đầu tiên là độ tuổi. Theo quy định của pháp luật, độ tuổi của bị can, bị cáo trước hết căn cứ vào giấy khai sinh. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án nhưng việc làm rõ nội dung này trong thực tiễn cịn gặp nhiều khó khăn.
Do cơng tác quản lý hành chính về đăng ký khai sinh, quản lý hộ khẩu, hộ tịch chưa thật chặt chẽ, khoa học. Nhiều trường hợp khai báo, đăng ký ngày tháng năm sinh còn tuỳ tiện, mỗi loại giấy tờ ghi khác nhau nên khó xác định tuổi của người chưa thành niên trong vụ án. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị can, bị cáo lợi dụng sự lỏng lẻo, sơ hở trong quản lý hành chính nên đã làm lại giấy khai sinh, giấy chứng sinh, hợp lý hóa các tài liệu khác như học bạ phổ thông, sổ hộ khẩu...để tìm cách lẩn tránh đối phó với cơ quan bảo vệ pháp luật. Do vậy, nên chăng cần có những quy định cụ thể để có thể xác định tuổi chịu TNHS của bị can, bị cáo một cách chính xác, khoa học, đảm bảo sự cơng bằng thay vì những quy định như hiện nay chỉ là xác định tuổi theo hồ sơ, giấy tờ, dễ bị các đối tượng phạm tội “lách luật”.
Như vậy, những vướng mắc về quy định của pháp luật đã phần nào làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, gây khó khăn cho việc xét xử
tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma t. Do đó,