Hoàn thiện về hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 92)

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về

3.2.2. Hoàn thiện về hệ thống pháp luật

Như đã phân tích ở trên, QCTM có tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Do đó, ở một số nước Châu Âu như Anh hay Pháp, quảng cáo mạng internet được điều chỉnh bằng một đạo luật riêng. Những quy định

đó góp phần quản lý chặt chẽ dịch vụ QCTM. Còn pháp luật nước ta hiện nay, quảng cáo trên mạng internet chủ yếu được điều chỉnh dựa trên những quy định chung về hoạt động quảng cáo, thiếu những quy định đặc thù. Điều này đã tạo ra lỗ hổng của luật pháp, tạo điều kiện để các chủ thể lách luật. Thiết nghĩ, để hạn chế các quy định rải rác, thiếu sót, chúng ta cần quy định quảng cáo trên mạng internet trong một văn bản thống nhất. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên mạng internet trong thực tế.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin internet trên lãnh thổ Việt Nam.

Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn;

Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nước;

Nghiên cứu đề xuất, đàm phán các cơ chế phối hợp giữa các quốc gia trong việc quản lý các dịch vụ thông tin xuyên biên giới phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Bên cạnh đó, QCTM còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, chưa được pháp luật hiện hành quan tâm thích đáng. Với nhiều nội dung phải bổ sung như thế này, tác giả đề xuất Nhà nước nên có thêm một chương riêng về quảng cáo trên mạng internet trong Luật quảng cáo. Đây là giải pháp phù hợp trong hoàn cảnh nước ta hiện nay.

Để Luật Quảng cáo thực sự đi vào cuộc sống, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo cũng như Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho việc quản lý thống

nhất, đồng bộ các hoạt động quảng cáo trên phạm vi cả nước, đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của người dân, doanh nghiệp.

Mặt khác, để ban hành được các quy phạm pháp luật có giá trị thì việc trước tiên là nhà làm luật phải hiểu đúng bản chất của hoạt động quảng cáo. Việt Nam vẫn còn nhìn nhận quảng cáo tách rời với quảng cáo thương mại. Điều đó không phù hợp với cách nhìn chung của thế giới và chưa đúng bản chất của hoạt động quảng cáo. Thiết nghĩ, pháp luật cần có thêm định nghĩa về hoạt động quảng cáo trên mạng để phân biệt với hoạt động quảng cáo.

Xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động quảng cáo trên mạng, hoặc những quy phạm đặc thù điều chỉnh QCTM để đảm bảo tính thực thi, hiệu quả trong công tác quản lý quảng cáo trên mạng internet.

KẾT LUẬN

Ngành quảng cáo trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với những doanh thu toàn ngành đầy hấp dẫn. Hiểu được tầm quan trọng và hiệu quả của loại hình này, các thương nhân đều sẵn sàng đầu tư tài chính cho quảng cáo trên mạng internet như một công cụ cạnh tranh sắc bén. Để có được một chiến dịch quảng cáo trên mạng internet đạt hiệu quả như ý muốn, các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ quảng cáo trên mạng internet thay vì tự quảng cáo bởi tính chuyên nghiệp của dịch vụ. Nhờ đó, quảng cáo trên mạng ngày càng nở rộ. Sự phát triển không ngừng và luôn cập nhật cái mới của lĩnh vực quảng cáo trên mạng internet cũng đặt ra thách thức cho việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước phải đảm bảo cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet phải phát triển mạnh mẽ đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ quảng cáo. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về DVQCTM ở nước ta vẫn còn những thiếu sót, bất cập khiến thực trạng quảng cáo trên mạng internet còn nhiều vấn đề phải bàn cãi. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý nhà nước về dịch vụ quảng cáo trên mạng internet không chỉ là nhu cầu trước mắt, mà còn trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường; có như vậy quảng cáo trên mạng internet nói riêng và quảng cáo nói chung mới thực sự góp phần đắc lực vào sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế quản lý điều chỉnh vấn đề này đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng của các chuyên gia lập pháp và sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng.

Luận văn là sự nghiên cứu của tác giả về kiến thức lý luận và thực tế phát triển của quảng cáo trên mạng internet và quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet. Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu việc quản lý nhà nước

của một số quốc gia đối với quảng cáo trên mạng internet để làm tiền đề so sánh. Qua đó, luận văn phân tích và đánh giá khách quan những thành công và hạn chế của quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet ở Việt Nam. Từ đấy, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet.

Do còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên luận văn mới chỉ đưa ra các vấn đề cơ bản về pháp luật dịch vụ quảng cáo trên mạng internet. Tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện hơn những hiểu biết của mình về quảng cáo trên mạng internet qua đó sẽ đưa ra được những biện pháp làm hoàn thiện hơn cơ chế quản lý nhà nước về dịch vụ quảng cáo trên mạng internet.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Lan Anh (2002), “Đưa thông tin lên Internet có phải phép”, Thời báo

kinh tế Sài Gòn, (45), ngày 13/06.

2. Bộ Công thương - Cục Quản lý cạnh tranh (2008), Quảng cáo dưới góc

độ cạnh tranh, Nxb Lao động xã hội.

3. Bộ Văn hóa thông tin, Cục Văn hóa- thông tin cơ sở (2005), Các quy

định của Pháp luật về hoạt động quảng cáo, Hà Nội.

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 36/2006 NĐ-CP ngày 04/4/2006 quy định chi tiết một số điều của luật thương mại về hoạt động xúc tiến

thương mai, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về việc phát

triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định 73/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/07/2013 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông

tin trên mạng, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Nghi định 131/2013 NĐ- CP. Quy định về xử phạt

hành chính về quyền tác giả, Hà Nội.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo, Hà Nội.

9. Chính phủ (2017), Nghị định 28/2017 NĐ- CP Quy định về xử phạt hành

chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà Nội.

10. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh theo

pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Dung (2005), “Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo”, Tạp chí

12. Nguyễn Thị Dung (2006), Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn

thiện, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.

13. Nguyễn Như Dũng (2012), “Đa dạng hóa dịch vụ Internet”, Báo Tin

học và Đời sống, (7).

14. Lê Thanh Nga (2001), Kinh tế mạng và thương mại điện tử, Nxb Bưu Điện. 15. Minh Nghĩa, Thanh Tú (2012), Cần đầu tư chiều sâu cho Internet Việt

Nam, ww.vnexpress.net.

16. Nguyễn Thạc Phương (2001), Các nhà bán lẻ đang xa rời quảng cáo

trên mạng, Sách chuyên đề Internet số 1, Nxb Bưu Điện.

17. Trường đại học Ngoại Thương (2014), Giáo trình marketing lý thuyết, Nxb Giáo Dục.

18. Trần Thị Hồng Vân (2016), “Phân tích môi trường và thị trường tuy cập Internet tại Việt Nam”, Báo thông tin khoa học kỹ thuật, tháng 10. 19. Viện nghiên cứu lập pháp (2011), Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối

với hoạt động quảng cáo – Thực trạng và hướng hoàn thiện.

20. Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường

kinh doanh của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

21. Advertising media, Hairong Li, Michigan State University, http://www.mediaplan.com/Open.html.Advertise Successfully AND Ethically on the Internet (Communicate, Don’t Inundate!), Jayne Cravens, Coyote Communications, http://www.coyotecommunications.com

22. Brand Building on the Interrnet, http://www.mediaplan.com/Open.html. 23. CID- Harvard University (2002), The Global Information Technology

Report 2001-2002: Readiness for the Netwrked world, May 5/2002,

24. Designing better banners, http://www.mediaplan.com/Open.html.

25. The Web advantage in Y2K, Leo Burnett, http://www.mediaplan.com /Open.html.UNDP- Human Development Report 2001.

26. Vietnam Internet Case Study, Tim Kelly, Micheal Minges, International Telecommunication Union, Geneve, Switzerland, March 2002, www.itu.int/ITU-D/ICT/cs.

27. What works in Interrnet Advertising, Advant/marketer, 2002, www.advant/marketer.com.

III. Tài liệu trang Website

28. Bảy nguyên tắc để viết bảng tiêu đề hấp dẫn, Issue 12, ngày 6/12/2011, Bản tin thương mại điện từ, www.thuongmaidientu.com.

29. Bộ Văn hóa – Thông tin sẽ duyệt nội dung từng quảng cáo trên internet? Binh Yên, www.vnexpress.net.,5/11/2012.

30. Bùng nổ quảng cáo trên mạng, PC World Việt Nam ngày 9/9/2012. 31. Dịch vụ thiết kế trang Web, Chí Thịnh, www.vnexpress.net.

32. Đường ngắn nhất vào thị trường Mỹ; thương mại điện tử; Báo người lao động.

33. Email và các hình thức tiếp thị bằng email, Bản tin thương mại điện tử, www.thuongmaidientu.com.

34. Kế hoạch tổng thể về phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2020, tháng 10/2010.

35. Mười điều nên tránh khi marketing trên internet, ngày 12/06/2016, www.thuongmaidientu.com.

36. Phát triển các Website Tiếng Việt, một động lực thúc đẩy tang lượng người dùng Internet Việt Nam, www.ict.net.

37. Thành Lưu, Internet Việt Nam trước những thách thức phát triển, VTV1 – Sự lựa chọn tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)