Khái quát quản lý nhà nƣớc và pháp luật về quảng cáo trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 47)

mạng ở Việt Nam hiện nay

Quản lý nhà nước và pháp luật về quảng cáo trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay dang dần được quan tâm nhưng nhìn chung sự tác động của nhà nước đối với lĩnh vực này còn chưa tương xứng. Quản lý nhà nước và pháp luật còn nhiều lỗ hổng, chưa có văn bản riêng cơ chế riêng đặc thù về quản lý hoạt động quảng cáo trên mạng internet. Những nội dung điều chỉnh hoạt động này còn tản mát ở rất nhiều văn bản từ những văn bản quy định chung về lĩnh vực quảng cáo đến những văn bản riêng liên quan đến hoạt động trên mạng internet gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý quan hệ có tính chất đặc thù này. Muốn quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thì các nhà làm luật các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về hoạt đông này loay hoay không biết áp dụng quy phạm pháp luật nào để áp dụng vào thực tiễn quản lý của mình.

Hoạt động quảng cáo đã được pháp luật quan tâm điều chỉnh khoảng 20 năm nay. Mốc ghi nhận đầu tiên là Nghị định 194/CP ban hành ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và các thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, pháp luật lúc bấy giờ vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về quảng cáo trên mạng mà chỉ đề cập đến một số tiêu chí về thời điểm, thời lượng phát quảng cáo. Có thể nói, pháp luật về QCTM ra đời khá muộn ở Việt Nam và còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân một phần là do trong thập kỷ 90, QCTM chưa phải là ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nhanh chóng nên nhà làm luật Việt Nam vẫn chưa

có nhìn nhận, đánh giá đầy đủ, chính xác về hoạt động này. Bước sang thế kỷ 21, pháp luật về QCTM ngày càng hoàn thiện hơn[18].

* Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chung trong lĩnh vực quảng cáo

Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 thay thế cho Pháp lệnh quảng cáo 2001. Đây là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, trực tiếp điều chỉnh hoạt động quảng cáo, trong đó có QCTM. Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

Bên cạnh đó, QCTM cũng là một hoạt động cung ứng dịch vụ phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 24/11/2015 hiện nay là bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005; Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004; Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 17/11/2010 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của chính phủ. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo về nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt; quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam; quy hoạch quảng cáo ngoài trời; văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo.

Nghị đinh số 28/2017/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của chính phủ. Nghị đinh quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện

pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Các hành vi vi phạm hành chính khác về quyền tác giả, quyền liên quan không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Các hành vi quảng cáo có các dấu hiệu vi phạm được quy định trong nghị định này thì chủ thể có hành vi vi phạm đó sẽ phải chịu trách nhiệm cũng như chế tài theo nghị định này quy định.

Vì quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại nên còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005, nó là một hoạt hoạt đông đặc thù được quy định trong luật thương mại nó quy định về các phương tiên sử dụng quảng cá, các quảng cáo thương mại bi cấm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quảng cáo thương mại. Ngoài ra còn phải kể đến nghị định số 36/2006 NĐ-CP ngày 04/4/2006 quy định chi tiết một số điều của luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mai. Nghị định này quy đinh vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong quảng cáo thương mại, bảo vệ quyền trẻ em trong quảng cáo thương mại, trách nhiệm của các chủ thể đối với nội dung quảng cáo [24]…..

* Các văn bản quy phạm pháp luật có tính đặc thù của các hoạt động trên mang internet

Nghị định số 72 ban hành ngày 15/07/2013 quy định về “quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng”. Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. Nghị định là bước tiến lớn trong lập pháp, có ý

nghĩa là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh DVQCTM theo đúng khuôn khổ, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. Nó đi sâu hơn vào hoạt động thực tiễn trên mạng, định hình phần nào được diễn biến của các hoạt động trên mạng internet trong đó có hoạt động quảng cáo trên mạng. Từ đó sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhà nước quản lý hoạt động quảng cáo trên mạng internet được dễ dàng hơn[16].

Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về việc “phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử”. Nghị định này áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định quy định rất sâu rộng về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử. Nghị định này tạo cơ sở để thúc đẩy các hoạt đông thương mại điện tử trong đó có hoạt đông quảng cáo trên mạng internet

Thông tư số 24/2015 TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 “quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet”. Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, bao gồm: đăng ký, phân bổ, cấp, sử dụng, hoàn trả, tạm ngừng, thu hồi, giải quyết tranh chấp, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực Internet Việt Nam

Các văn bản pháp luật trên chủ yếu xoay quanh việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung, chỉ một phần nhỏ có nội dung riêng áp dụng với QCTM. Những nội dung chính của các quy định này là về chủ thể tham gia quan hệ quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của của các chủ thể đó; quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo; quy định về nội dung, điều kiện của quảng cáo trên các phương tiện khác nhau; các điều khoản cấm và xử phạt vi phạm hành chính trong quảng cáo. Hầu hết các quy định pháp luật còn mang tính

chung chung, chỉ đề cập đến hoạt động quảng cáo nói chung mà thiếu các quy định đặc thù cho QCTM [6].

Hơn nữa, các quy định về QCTM còn nằm tản mát ở nhiều văn bản, do nhiều cơ quan ban hành khác nhau. Đó là do nhà làm luật Việt Nam không đồng nhất quảng cáo và quảng cáo thương mại nên quy định về quảng cáo thương mại nằm trong các văn bản pháp luật do Bộ Công thương soạn thảo, ban hành. Nó độc lập với văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Chính điều này đã dẫn đến sự trùng lặp của nhiều quy định pháp luật, như quy định về sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo, các quy định cấm, quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quá trình quảng cáo... Chưa kể QCTM là một hoạt động thông tin trên phương tiện truyền thông nên hoạt động này còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật do Bộ thông tin và truyền thông chủ trì soạn thảo hoặc ban hành.

Từ sự chồng chéo của văn bản pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong việc điều chỉnh hoạt động này, đồng thời đặt ra một bài toán khác cần phải giải đáp, đó là thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động QCTM. Làm thế nào để các cơ quan quản lý không dẫm chân lên nhau? Với hành lang pháp lý như trên, hiện nay các quy định về dịch vụ QCTM ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao trong thực tế. Pháp luật còn nhiều chỗ trống cần phải vá nhưng lại bị vá chằng vá đụp, vá không đúng chỗ khiến lỗ hổng càng hổng, chỗ rườm rà thì càng chồng chéo. Đây cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để các chủ thể tham gia vào quan hệ QCTM lách luật, gây bất lợi cho người tiêu dùng và người sử dụng mạng.

Văn bản pháp luật còn chưa đầy đủ và chồng chéo về quảng cáo trên mạng sẽ không tạo ra được hành lang pháp lý vững chắc để các cơ quan quản

lý nhà nước về hoạt động này gặp rất nhiều khó khăn. Việc quản lý không chặt chẽ QCTM có thể gây ra rất nhiều hệ lụy, thiệt hại cho chính bản thân người phát hành quảng cáo, người tiêu dung cũng như lợi ích, an ninh quốc gia. Các cơ quan nhà nước cần phải được trang bị hành lang pháp lý vững chắc cũng như sự phân công chức năng nhiệm vụ rõ rang thì hoạt động quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng mới đáp ứng được nhu cầu hiện tại [17].

Quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet mang tính chuyên môn rất cao. Vì vậy bản thân người làm luật cũng như các cơ quan ban hành quản lý phải được cung cấp những kiến thức chuyên môn về hoạt động quảng cáo trên mạng thì việc quản lý nhà nước mới đi vào chiều sâu, sát với thực tiễn và hạn chế tối đa những lỗ hổng. Đây là thách thức không hề nhỏ vì để đào tạo những nhà làm luật vừa có kiến thức về pháp luật vừa hiểu sâu rộng về công nghệ thông tin là rất khó khăn. Vì vậy chúng ta cần học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm quốc tế, cũng như luôn chủ động đào tạo những người có kiến thức chuyên sâu về quảng cáo nói chung và quảng cáo trên mạng nói riêng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)