Thẩm quyền và vai trò quản lý nhà nƣớc về quảng cáo trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 81)

mạng internet ở Việt Nam

2.2.1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay

2.2.1.1. Về thẩm quyền phân cấp của các bộ trong lĩnh vực quảng cáo

Đối với hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay thì có rất nhiều bộ tham gia quản lý ở các khía cạnh nhất định, quản lý những quy định đặc thù liên quan đến hoạt đông quảng cáo đặc thù thuộc trách nhiệm quảng lý của mình. Nội dung quản lý của các bộ ban ngành cũng được quy đinh cụ thể trong các văn bản pháp luật, rất nhiều bộ ngành có vai trò thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực quảng cáo.

Điều 26 Nghị định 181/2013-NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật quảng cáo 2013 có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:

* Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thứ nhất. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành

hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch sẽ trong quyền hạn cũng mình xem xét những vấn đề liên quan quản lý của mình trong lĩnh vực quảng cáo để xây dựng hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo.

- Thứ hai. Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch

quảng cáo ngoài trời tại địa phương. Trong phạm vi thẩm quyền Bộ cũng sẽ tác động đến những quảng cáo tại các địa phương, khi những quảng cáo đó có tác động đến các lĩnh vực văn hoá xã hội.

- Thứ ba. Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm

định sản phẩm quảng cáo. Các sản phẩm quảng cáo có đủ điều kiện được phát hành hay không thì Bộ này cũng sẽ phải có những động thái để kiểm chứng độ hợp pháp của những quảng cáo đó.

- Thứ tư. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn

nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo;

- Thứ năm. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm

về quảng cáo theo quy định của pháp luật. Những chế tài theo khuân khổ pháp luật cũng được Bộ áp dụng để kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về nội dung cũng như hình thức quảng cáo trong phạm vi quyền hạn của bộ.

Như vậy, sau khi Bộ văn hóa- thông tin năm 2007 được phân tách ra thành Bộ văn hóa, thể thao, du lịch và Bộ thông tin- truyền thông thì Bộ văn hóa, thể thao, du lịch đã tiếp tục thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quảng cáo, trừ việc quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên mạng thông tin máy tính và trên xuất bản phẩm, do những nội dung công việc này được chuyển giao cho Bộ thông tin và truyền thông như theo [7] quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị Đinh 181/2013-NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật quảng cáo 2013 như sau:

* Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

- Thứ nhất. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo

trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;

- Thứ hai. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh,

chương trình chuyên quảng cáo trên báo nói, báo hình. Đây có thể coi là những nội dung cụ thể trong công tác quản lý của bộ trong lĩnh vực quảng cáo.

- Thứ ba. Tiếp nhận thủ tục thông báo ra phụ trương chuyên

quảng cáo đối với báo in.

- Thứ tư. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong

hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.

Ngoài ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hầu hết các bộ quản lí ngành đều có thẩm quyền phối hợp với Bộ văn hoá, thể thao và du lịch trong quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo theo quy định tại Khoản 2

Điều 27 Nghị Đinh 181/2013-NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật quảng cáo 2013 như sau:

* Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

- Thứ nhất. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

quản lý nhà nước về quảng cáo; quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được phân công;

- Thứ hai. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

về quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của mình. Các bộ này trong các nội dung quản lý của mình trong các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động quảng cáo sẽ phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng những quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo.

- Thứ ba. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về

quảng cáo thuộc lĩnh vĩnh vực được phân công quản lý. Như Bộ Y tế thì những quảng cáo liên quan đến dược, thuốc men thì bộ này cũng ngoài quản lý chung về các sản phẩm đó cũng quản lý luôn cả những hoạt động quảng cáo liên quan đến dược và thuốc men.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo thẩm quyền.

* Bộ công thương chịu trách nhiệm quản lý về hoạt động xúc tiến thương mại trong đó cáo hoạt đông quảng cáo thương mai:

- Thứ nhất. Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành có liên quan

xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm, Chương trình thương hiệu quốc gia theo quy định của

pháp luật. Bởi hoạt động quảng cáo là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại vì vậy trong phạm vi thẩm quyền của mình Bộ công thương cũng đóng vai trò quản lý xây dựng và thực hiện trong lĩnh vực quảng cáo.

- Thứ hai. Hướng dẫn, kiểm tra, nội dung điều kiện của quảng

cáo thương mại. Những nội dung quảng cáo có tuân thủ các quy định của luật thương mại hay không thì cũng sẽ do Bộ công thương kiểm tra và điều chỉnh các nội dung của quảng cáo thương mại.

- Thứ ba. Quản lý theo dõi nguồn ngân sách hàng năm cho các

hoạt đông quảng cáo thương mại hàng năm theo quy định pháp luật.

- Thứ tư. Quản lý, chỉ đạo hoạt đông của các Văn phòng xúc

tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài.

* Như vậy, có thể thấy trong hoạt động phối hợp với Bộ văn hóa, thể thao, du lịch, các bộ khác sẽ có một số hoạt động như sau: Bộ công thương có trách nhiệm phối hợp quản lí nhà nước về quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thương mại; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại cấm quảng cáo; Bộ y tế phối hợp quản lí nhà nước về quảng cáo thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mĩ phẩm, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng cáo thực phẩm; công bố danh mục thuốc đã loại khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã đăng kí nhưng bị đình chỉ lưu hành; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục thuốc cấm quảng cáo; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp quản lí nhà nước về quảng cáo sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế phẩm phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi; [15] Bộ khoa học và công nghệ phối hợp quản lí nhà nước về quảng cáo có liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ; Bộ kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thẩm định đối với các dự án

2.2.1.2. Về thẩm quyền theo phân cấp của Ủy ban nhân dân và các cơ sở ở địa phương

Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ở địa phương là hoạt động quản lý thực tiến trực tiếp đối với các chủ thể trong lĩnh vực quảng cáo trên cơ sở quản lý chung của chính phủ và các bộ cơ quan ban ngành.

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Điều 28 Nghị Đinh 181/2013-NĐ- CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật quảng cáo 2013 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện:

- Thứ nhất. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy

phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;

- Thứ hai. Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện

quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn;

- Thứ ba. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của

pháp luật về quảng cáo tại địa phương;

- Thứ tư. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản

lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương;

- Thứ năm. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động

quảng cáo theo thẩm quyền;

- Thứ sáu. Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo

trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [9].

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Sở văn hoá - thông tin có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các ngành để xây dựng quảng cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương phê duyệt; tiếp nhận hồ sơ, chủ trì thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài đặt tại địa phương. Theo pháp luật hiện hành, Sở thông tin và truyền thông không có nhiệm vụ cụ thể trong quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, mặc dù, quyết định thành lập Sở thông tin và truyền thông của các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đều khẳng định Sở thông tin và truyền thông có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính và xuất bản phẩm tại địa phương [14].

Như vậy, thực trạng phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo có một số nét nổi bật:

- Thứ nhất.Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước đối với

hoạt động quảng cáo.

- Thứ hai. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước

Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

- Thứ ba. Chức năng quản lý nhà nước về thông tin được giao cho Bộ

thông tin và truyền thông, các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm được chuyển giao cho Bộ thông tin và truyền thông, trong đó, có một số hoạt động cấp phép được chuyển giao trực tiếp từ Bộ văn hoá - thông tin sang cho Bộ thông tin và truyền thông thực hiện;

- Thứ tư. Mặc dù có sự thay đổi cơ cấu bộ máy của Chính phủ (từ năm

2008) nhưng Sở văn hoá thể thao và du lịch vẫn tiếp tục thực hiện mọi thẩm quyền quản lí nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa phương. Sở thông tin và truyền thông không được phân cấp thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo ở địa phương;

thương mại, trong đó bao gồm 4 hoạt động xúc tiến thương mại là khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, hội chợ triển lãm thương mại. Tuy nhiên, do Luật thương mại "tránh" các quy định đã và đang tồn tại về phân cấp thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo nên hầu như Bộ công thương không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động quảng cáo, mặc dù bản chất của các quảng cáo đều là quảng cáo thương mại [12].

2.2.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay

Nhìn chung thì hoạt động quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay vẫn theo khuân khổ của hoạt động quản lý nhà nước về quảng cáo nói chung. Nhưng nó cũng có những điểm đặc thù và quá trình phát triển riêng và cụ thể.

2.2.2.1. Thẩm quyền chung về quản lý nhà nước trong hoạt động trên mạng Internet

Nhìn chung thì hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo trên mạng internet vẫn tương đồng so với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo nói chung. Bởi trên thực tế chưa có những quy định đặc thù giao cho các cơ quan ban ngành nào quản lý các hoạt động quảng cáo trên mạng mà nó nằm tản mác và có những quy định mang tính chất định hướng trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên mạng.

* Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về Internet, bộ sẽ đóng vai trò chủ chốt và định hướng trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động QCTM bao gồm:

Xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet; Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cấp phép cung cấp dịch vụ; kết nối; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng; giá cước; tài nguyên

Internet; an toàn thông tin; cấp phép báo điện tử, xuất bản trên mạng Internet và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet [12];

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và thực thi pháp luật đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; thiết lập, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên Internet, bao gồm cấp phép, đăng ký, báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền [5];

Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về Internet

* Bộ Công an chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh thông tin trong lĩnh vực Internet, vấn đề an ninh mạng cũng là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và cần được quan tâm đúng mức bởi không quản lý tốt vấn đề này có thể gây ra những hậu quả vô cùng khó lường. Vì vậy, vai trò của bộ công an là cần thiết bao gồm:

Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh thông tin trong hoạt động Internet;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan, với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp viễn thông, Internet tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an ninh quốc gia và phòng, chống tội phạm đối với hoạt động Internet;

Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh thông tin trong lĩnh vực Internet theo thẩm quyền;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo trên mạng internet ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)