Phật giáo Việt Nam xây dựng ý thức chấp hành pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật Chương trình đào tạo thí điểm (Trang 99 - 101)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO

3.3. Tƣ tƣởng Phật giáo trong việc giáo dục, xây dựng lối sống

3.3.2. Phật giáo Việt Nam xây dựng ý thức chấp hành pháp luật

Một đặc điểm cơ bản của Phật giáo là giáo dục con người, giáo dục phật tử có phẩm chất đạo đức hướng đến giá trị chân, thiện, mĩ và với mỗi con người như thế sẽ góp phần xây dựng một xã hội theo tinh thần Phật giáo đúng nghĩa. Đó chính là người phật tử tốt là công dân tốt trong xã hội, có ý thức và hành động chấp hành pháp luật, dù là người đứng đầu quốc gia hay người lao động bình thường thì đều chấp hành quy định của pháp luật.

Thực tiễn đời sống Phật giáo Việt Nam, có nhiều hình thức sinh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, lứa tuổi khác nhau trong xã hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện và truyền thống tu hành của các cơ sở Phật giáo (chùa, niệm phật đường, tịnh thất...) đã có những hình thức hướng dẫn tu hành cho phật tử, quần chúng như:

Khóa tu mùa hè cho học sinh, sinh viên thường được tổ chức vào dịp nghỉ hè, mỗi khóa thường ngắn ngày, gắn với những thời điểm phù hợp để học sinh, sinh viên có thể tham gia: Tổ chức vào ngày nghỉ cuối tuần, ngoài giờ học ở trường, trước mỗi dịp thi tốt nghiệp cấp học, trước khi lựa chọn ngành nghề học chuyên nghiệp... Về chủ đề cũng đa dạng, gắn với cuộc sống

hiện tại và tương lai cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, gắn việc giảng dạy giáo lí Phật giáo với những yêu cầu phổ thông của cuộc sống: Chọn trường, chọn nghề cho bản thân, đạo đức của người con trong gia đình, đạo đức đối với xã hội, đạo Hiếu của người Việt Nam, kĩ năng sống (vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường sống, sinh hoạt trong tập thể, kiến thức y tế phổ thông, cách rèn luyện thể chất...), tình yêu và tuổi trẻ, xây dựng hạnh phúc gia đình, văn hóa tham gia giao thông đường bộ...

Khóa tu dành cho phật tử lớn tuổi: Gắn đạo đức, văn hóa Phật giáo với những nhu cầu xây dựng gia đình hòa thuận, vợ chồng hòa hợp, giáo dục đạo đức cho con cháu, giáo dục việc chấp hành pháp luật quốc gia, quy tắc ứng xử trong cuộc sống, thiết lập quan hệ hàng xóm láng giềng hòa thuận, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sự gương mẫu và tác dụng đối với việc giáo dục con cái của cha mẹ, nuôi dạy con cái...

Khóa tu cho nữ phật tử: Chọn lựa các chủ đề gắn với vai trò, khả năng, trách nhiệm của người nữ trong gia đình, trong xã hội... nhằm giúp cho mỗi người nữ nhận thấy khả năng và tham gia đóng góp vào việc xây dựng một xã hội văn minh, văn hóa mà những giá trị văn hóa Phật giáo được phát huy.

Cũng có thể mở rộng hình thức trị liệu Phật giáo đối với các nhóm theo ngành nghề mang tính xã hội cao, với mục đích góp phần trị liệu những vấn đề tâm lí, bệnh nghề nghiệp, các vấn nạn liên quan đến công việc chuyên môn, như: Khóa thực tập cho cảnh sát giao thông; khóa thực tập cho y, bác sĩ; khóa thực tập cho giáo viên; khóa tu cho doanh nghiệp...

Tùy điều kiện của từng nơi mà Phật giáo Việt Nam thông qua tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, tới các cơ sở nhỏ nhất của Phật giáo là các chùa, tự viện, tịnh thất, niệm phật đường... để chọn lựa các hình thức tu tập thích hợp cho các thành phần phật tử khác nhau, song đều có chung một mục đích giáo dục người phật tử phát huy các giá trị tích cực của văn hóa Phật giáo, phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thông qua các hình thức sinh hoạt Phật giáo ấy, chắc chắn có thể tác động, có tác dụng thẩm thấu đến các gia đình, là các tế bào của xã hội Việt Nam. Và cùng với các hình thức khác nhau trong xã hội, nó cũng sẽ góp phần thúc đẩy và xây dựng những giá trị tích cực trong xã hội Việt Nam hiện nay, trong đó có việc giáo dục các thành phần trong xã hội nâng cao ý thức chấp hành pháp luật quốc gia.

Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong hệ thống tổ chức của giáo hội có các Ban: Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp các cấp từ trung ương đến địa phương; bản thân mỗi cơ sở Phật giáo đều có truyền thống “phụng sự chúng sinh”, mong muốn đưa Phật giáo nhập thế, ích đạo lợi đời. Do vậy những giá trị tích cực của văn hóa Phật giáo có điều kiện để đi vào cuộc sống, đóng góp nhất định cho xã hội và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật Chương trình đào tạo thí điểm (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)