Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO
1.3. Sự tƣơng đồng của Phật giáo và tƣ tƣởng về quyền con ngƣời
1.3.1. Nhân sinh quan Phật giáo
Nhân sinh quan là toàn bộ những quan điểm chung nhất về cuộc sống của con người, nhân sinh quan đề ra và giải đáp những vấn đề như con người sinh ra để làm gì? Lẽ sống của con người là gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với con người? Nhân sinh quan nói lên quan niệm của con người về bản chất, mục đích của cuộc sống, về thái độ và hành vi của con người trong cuộc sống.
Nhân sinh quan có tính giai cấp, trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp có nhân sinh quan riêng, nhân sinh quan của giai cấp bóc lột nói lên nguyện vọng muốn bóc lột được thật nhiều sức lao động của kẻ khác, nhân sinh quan
của giai cấp bị bóc lột nói lên nguyện vọng, mong muốn phản kháng giai cấp bóc lột để giành quyền sống; đó là bởi lẽ nhân sinh quan là một bộ phận của ý thức tư tưởng. Cũng như mọi ý thức tư tưởng khác, nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa vị giai cấp của con người trong sản xuất xã hội. Trong xã hội có các giai cấp khác nhau, địa vị khác nhau, trong hệ thống sản xuất xã hội có quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất, có vai trò khác nhau trong tính chất lao động xã hội, có thu nhập và phương thức hưởng thụ khác nhau. Nghĩa là địa vị xã hội và lợi ích khác nhau, nhân sinh quan phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất là khác nhau, mang tính giai cấp Chỉ trong xã hội cộng sản, khi không còn giai cấp, khi mà mọi người có địa vị và lợi ích như nhau trong sản xuất xã hội thì mới có một nhân sinh quan không có tính giai cấp.
Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng đối với con người. Trong cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không lúc nào ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh quan là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống, cho nên nó cũng là những tư tưởng chỉ đạo suy nghĩ và hành động của con người, là nguồn gốc của mỗi suy nghĩ và hành động đó. Nhân sinh quan của mỗi con người là một phạm trù rộng, với tư cách là hình thái ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người và thậm chí trong mỗi người đều tồn tại những kiểu nhân sinh quan khác nhau tương xứng với các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Như vậy thì, không chỉ có nhân sinh quan nói chung mà còn có nhân sinh quan cụ thể của từng hình thái ý thức, tư tưởng của con người như nhân sinh quan huyền thoại, nhân sinh quan triết học, nhân sinh quan tôn giáo.
Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan tôn giáo, nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhất của tôn giáo về cuộc sống của con người nhằm giải đáp cho con người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát.
Theo đó, nhân sinh quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật giáo về con người, cuộc sống của con người, bản chất của con người, là sự khổ và thái độ, hành vi tu tập của con người nhằm mục đích giải thoát để đạt tới Niết bàn. Nhân sinh quan Phật giáo giải đáp các vấn đề: Con người là gì? Từ đâu sinh ra? Chết rồi đi đâu? Vị trí của con người, quan niệm về tự do, bình đẳng, khổ, giải thoát…
Phật giáo quan niệm con người là trung tâm điểm của xã hội loài
người. Phật giáo không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do
người phát sinh và đều phát sinh vì người. Trong thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, thoái hóa hay tiến hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh con người. Tâm bệnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bệnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc.