Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO
2.3. Vấn đề quyền tự do, bình đẳng
Bình đẳng: Trong xã hội Ấn Độ thời Đức Phật, giai cấp Bà la môn và Sát đế lợi thuộc giai cấp thống trị, giai cấp Thủ đà la và Vệ xá thuộc giai cấp bị trị. Bốn giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ đời đời làm nô lệ, tạo thành một xã hội bất công.
Ngay trong buổi hoàng hôn tăm tối của một thực trạng như vậy, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lí của phân
chia giai cấp bằng một châm ngôn vĩ đại: Không có giai cấp trong dòng
máu cùng đỏ, không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn. Lời tuyên
bố hùng hồn ấy của Ðức Phật là nền tảng để hình thành một hệ thống giáo lí, mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn cả về phương diện lí thuyết lẫn thực tiễn.
Theo Phật giáo, mọi sai biệt trên thế giới này đều tùy thuộc vào các nhân duyên mà sinh khởi; cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hoặc thông minh... tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo bất kì một thông lệ hoặc quy định nào. Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lí và vô nghĩa. Việc Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả vinh hoa phú quý, khước từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa, một thân độc hành với chiếc áo thô sơ, đầu trần chân đất, vân du đây đó... đã thể hiện tinh thần bình đẳng tuyệt vời của Ngài. Và cũng chính Ðức Phật, con người với đời sống giản dị khiêm tốn ấy, đã thể hiện tư tưởng bình đẳng trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sinh. Ngài rải tình thương vô biên xuống tất cả muôn loài một cách công bằng không phân biệt. Từ người gánh phân, thợ cạo tóc cho đến những người giàu sang phú quý, từ những người lúc ấy bị coi là thấp hèn ti tiện như gái giang hồ cho đến các bậc vua chúa quyền uy, Ðức Phật luôn thương yêu, chân tình giúp đỡ, khuyên dạy để họ nhận thức được chân giá trị của cuộc sống và tự thăng hoa tâm hồn, đạt đến an lạc hạnh phúc. Tư tưởng bình đẳng ấy không phải dừng lại ở nhân loại mà lan tỏa đến muôn loài vạn vật. Ngài luôn dạy rằng tất cả sinh vật đều có cùng tâm lí tham sống sợ chết, vì vậy không vì lí do gì mà ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy nghĩa là không bình đẳng. Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với con thơ bởi một nguyên nhân nào đó. Và
vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kì sinh mạng của một ai. Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Ðức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính Ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người vì mê tín dị đoan, làm lễ tế thần bằng cách hiến dâng những con thú sống, để cứu lấy con vật vô tội thoát khỏi cái chết hỏa thiêu đau đớn chỉ vì một niềm tin mù quáng.
Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng tất cả mọi loài chúng sinh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé côn trùng đều tiềm ẩn một khả năng phi thường như nhau, đó là khả năng thành Phật (Phật tính). Nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó dễ, nhanh chậm khác nhau. Ðiều này có thể tóm ý trong một câu nói kinh điển:
Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Ðây là nền tảng để hình
thành tính bình đẳng triệt để trong đạo đức luân lí Phật giáo.
Công bằng thể hiện trong cái nhìn của Đức Phật về con người, đó là con người ai cũng có Phật tính như ai, cho nên mọi sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, giai cấp, đều không có nghĩa. Ngài A Nan, đại đệ tử của Đức Phật, đã có một câu nói triệt để cách mạng với cô thiếu nữ không dám múc nước giếng dâng ngài, sợ bàn tay hạ tiện làm bẩn nước: Tôi xin nước chứ
không xin giai cấp. Đó là bác thợ cạo Upali, bị coi là giai cấp hạ tiện thời ấy,
được Đức Phật thu nhận và trở thành đại đệ tử, tu đến mức A-la-hán, là mức độ cao trong hàng Phật. Nhưng Phật giáo không nói rằng công bằng là ai cũng ngang nhau, bằng nhau tuyệt đối. Đức Phật thấy ai cũng có Phật tính như ai, nhưng Ngài cũng thấy ai giác ngộ sớm hơn ai. Gặp người đã chín muồi giác ngộ, dù người đó là tướng cướp, Ngài chỉ dạy thêm một lời là người đó đạt đến mức (chứng) A-la-hán. Và rõ ràng trong hàng đệ tử của Ngài, không phải ai cũng đạt đến hàng A-la-hán. Ngang nhau nhưng không giống nhau, bình đẳng nhưng không đồng đẳng, đó là căn bản của công bằng theo tư tưởng
Phật giáo. Sự phân biệt duy nhất trong Phật giáo giữa người với nhau là sự phân biệt dựa trên khả năng giải thoát, dựa trên đức hạnh.
Tự do: Con người có quyền tự do, không ai được vô cớ tước được tự do của người khác, không được phân biệt, đối xử bất công, vô nhân đạo với người khác, tất cả mọi người đều bình đẳng trong thế gian này, không ai bị coi là hèn hạ hơn người khác; Đạo Phật đánh giá con người không theo giai cấp họ sinh ra hay địa vị xã hội, dòng giống, màu da hay giới tính, mà đánh giá con người theo cách cư xử đạo đức của họ.
Đức Phật dạy con người có quyền bình đẳng tự do không ai được tước đoạt tự do hay đối xử bất công đối với kẻ khác, dưới thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ chủ trương phân biệt bốn giai cấp: Bà la môn, Sát đế lợi, Vệ xá và Thủ đà la vẫn còn tồn tại ảnh hưởng đến ngày nay. Đức Phật thì chủ trương bình đẳng bốn giai cấp ấy. Phật nhìn nhận rằng: Không phải do sinh ra mà thành Bà la môn, không phải do sinh ra mà thành tiện nhân, trở thành một tiện nhân là do
hành vi của mình, trở thành một Bà la môn là do hành vi của mình. Kinh
Thiện sinh ghi: Có một lần Giáo chủ Bà la môn đã cử một thanh niên Bà la môn Assalayana thông tuệ đến tranh biện với Đức Phật về chủ trương bình đẳng giai cấp xã hội ở Ngài. Đức Phật hỏi Assalayana:
“Nếu một người là kẻ sát nhân, trộm cướp, ngoại tình hoặc phạm các trọng tội khác, thì khi chết đi, người ấy sẽ đọa sinh nếu người ấy là Sát đế lợi, Vệ xá, Thủ đà la, nhưng người ấy là Bà la môn thì không đọa sinh, phải thế không? Assalayana trả lời: Bạch Đức Cồ Đàm, không ạ! Trong những trường hợp như thế, dù người ta thuộc đẳng cấp gì đi nữa, số phận dành cho mỗi người đều như nhau” [46].
“Còn nếu người ấy tránh được các tội trọng thì người ấy sẽ thác sinh về cõi Trời nếu người ấy là Bà la môn, nếu người ấy thuộc đẳng cấp thấp hơn thì sẽ không được như thế? Bạch Đức Cồ Đàm, không! Dù thuộc đẳng cấp gì đi nữa thì trong những trường hợp như thế, mọi người đều hưởng thiện quả” [46].
“Có phải một Bà la môn tuyên bố rằng họ có thể phát triển lòng từ ái, không sân, không hận, không ác độc, còn những người thuộc đẳng cấp khác thì không được như thế? Bạch Đức Cồ Đàm, không! Cả bốn đẳng cấp đều có thể được như thế” [46].
“Có phải chỉ có Bà la môn mới có thể nhờ nước mà tẩy rửa được được những bụi bặm, dơ bẩn, còn những người thuộc đẳng cấp khác thì không được như thế? Bạch Đức Cồ Đàm, không! Cả bốn đẳng cấp đều làm được như thế” [46].
“Lại nữa, ví dụ một ông vua tập hợp một số người thuộc bốn đẳng cấp trên và ra lệnh cho họ nhóm lửa cùng loại gỗ sài, gỗ thông, sen hay trầm, ông nghĩ rằng điều gì sẽ xảy ra? Lửa do người thuộc đẳng cấp cao nhúm sẽ cháy sáng, còn lửa do các người thuộc đẳng cấp thấp nhúm sẽ không cháy sáng? “Bạch Đức Cồ Đàm, không! Dù người nhóm lửa thuộc giai cấp nào, lửa cũng cháy sáng như nhau” [46].
Cuộc đối thoại tiêu biểu ở trên cho thấy chủ trương của giáo lí đạo Phật rất thực, rất thực tại, rất tự nhiên, rất nhân văn và rất công bằng: Bình đẳng giữa các giai cấp xã hội. Không có sự kì thị về giai cấp, phái tính, màu da, tuổi tác nào được giáo lí Phật giáo chấp nhận.
Loại trừ những khái niệm tôn giáo về sự tồn tại của những thế giới bên ngoài sự xác nhận của khoa học hiện nay, chúng ta không chỉ nhận ra sự tương đồng giữa tư tưởng của Phật giáo về tự do và bình đẳng, mà chúng ta còn thấy được trong tư tưởng ấy của Phật giáo bao hàm cả phương thức để thúc đẩy và hiện thực hóa tự do và bình đẳng chân thực và bền vững nhất trong bất cứ xã hội nào.