Quyền không bị tra tấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật Chương trình đào tạo thí điểm (Trang 50 - 52)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO

2.2. Quyền không bị tra tấn

Điều 5 UDHR nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; quyền này được cụ thể hóa trong Điều 7 ICCPR. Tiếp đó, theo Điều 1 CAT, tra tấn được hiểu là: Bất kì hành vi cố ý nào gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kì một lí do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Tuy nhiên, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với, hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

Bình luận chung số 20 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 44 năm 1992 nêu rằng, mục đích của Điều 7 ICCPR là để bảo vệ cả phẩm giá và sự bất khả xâm phạm về thể chất và tinh thần của các cá nhân, việc cấm tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phải được duy trì trong mọi tình huống, kể cả trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc gia như quy định ở Điều 4 ICCPR. Không chấp nhận bất cứ lí do nào, kể cả về tình trạng khẩn cấp của quốc gia và mệnh lệnh cấp trên đưa ra để biện minh cho các hành động tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục.

Những hành động được quy định trong Điều 7 ICCPR không chỉ là những hành động gây ra đau đớn về thể xác mà còn bao gồm những hành động gây đau khổ về tinh thần với nạn nhân; những hành động ấy không chỉ nhằm mục đích để trừng phạt, mà còn nhằm mục đích để giáo dục, rèn luyện một đối tượng nào đó. Như vậy, Điều 7 ICCPR còn có tác dụng bảo vệ trẻ em, học sinh và các bệnh nhân trong môi trường giáo dục và y tế.

Trong tư tưởng Phật giáo, Từ bi là chất liệu không thể không được nhắc đến. Từ thường cho vui, Bi thường cứu khổ. Ðó là trọng trách thiêng liêng mà Phật giáo đã mang trên mình đi suốt hai mươi lăm thế kỉ qua, bằng mọi cách để thực hiện ở bất cứ nơi nào. Và chính vì sứ mệnh cao cả này mà đạo Phật đã tồn tại trên một lịch sử lâu dài của loài người, và phát triển cũng chỉ bằng chất liệu yêu thương mà hoàn toàn không sử dụng một bạo lực bạo quyền, không dính dáng đến lưỡi gươm mũi súng. Chất liệu yêu thương của Phật giáo như dòng suối mát lịm ngọt ngào đã làm cho vạn vật xanh tươi, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Cũng vậy, Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời, là thần dược xoa dịu những niềm đau nhân thế, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán hờn thù hận; và hơn thế nữa, giải quyết những căn bản khổ đau, đưa con người đến an vui trọn vẹn.

Phật giáo quan niệm rằng, đủ nghĩa của “Từ” và “Bi”là Từ năng dữ nhất

thiết chúng sinh chi lạc, Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ, vắn tắt lại

Từ năng dữ lạc, Bi năng bạt khổ, có nghĩa là lòng Từ thường mang niềm vui

cho tất cả chúng sinh, lòng Bi diệt mọi khổ đau cho tất cả chúng sinh. Ở lĩnh vực tình cảm, lòng thương yêu của Phật giáo có thể sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng lớn. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng Từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ và bao trùm lên trên tất cả muôn loài. Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc; tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ thường giới hạn trong một quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài phạm trù ấy, lắm khi con người lại đối xử xa lạ, hững hờ, kì thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp.

Trong khi đó, Từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất kì ý niệm kì thị nào, dù cho đó là một tín đồ

Phật giáo hay không phải. Ðối với Phật giáo, tất cả chúng sinh đều là bạn hữu. Lòng thương vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm muôn loài vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.

Từ ý nghĩa này, Phật giáo đã có một tinh thần khoan dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đại mà quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp nơi trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh. Thảm trạng này đang là cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của diệt vong. Chính ngay lúc này, Từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời; và chỉ có vận dụng lòng thương yêu ấy của Phật giáo, chúng ta mới thật sự có đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù còn đang tồn tại không ít nơi trên trái đất này.

Một tư tưởng từ bi như thế trong Phật giáo hoàn toàn đối lập với cách hành xử tồi tệ giữa người với người trong xã hội, đối lập với những hành vi tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm của người khác vì bất cứ lí do gì. Phật giáo chỉ trân trọng, hướng đến những hành động của con người với điều kiện nó xuất phát từ lòng yêu thương, tôn trọng nhân phẩm con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật Chương trình đào tạo thí điểm (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)