Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 66)

Huyện Tân Yên được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Yên Thế thành 2 huyện Tân Yên và Yên Thế theo Nghị định 523/TTg ngày 28 tháng 11 năm 1957 của Chính phủ với 24 đơn vị hành chính cấp xã.

Huyện Tân Yên nằm ở tọa độ 210

18 - 21023 vĩ bắc, 106 – 106011 độ kinh đông; ở khu vực phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Yên Thế, phía Nam giáp huyện Việt Yên và TP Bắc Giang, phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang và huyện Đồng Hỷ của tỉnh Thái Nguyên [30].

Thứ nhất, Về đất đai: Huyện Tân Yên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc với tổng diện tích đất tự nhiên 20.554,41 ha. Thổ nhưỡng của Tân Yên có 2 loại đất chính được hình thành từ 2 nguồn gốc: Loại đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và loại đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Căn cứ vào nguồn gốc đất, Tân Yên nổi lên với 3 nhóm đất chính là đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đông Bắc của huyện, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa cũ bạc màu nằm ở phía Tây Nam của huyện, chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên; nhóm đất phù sa có địa hình trũng thấp nằm ở phía Đông Nam của huyện, chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên [30] (chi tiết tại bảng 2.1.1.)

Bảng 2.2.1. Diện tích, các loại đất của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính: ha

Loại đất Diện tích Tỷ lệ %

Đất nông nghiệp 12911.47 62,6%

Đất phi nông nghiệp 7182.65 35,3%

Đất chưa sử dụng 460.29 2,1%

Tổng số 20554.41 100 %

Diện tích đất nông nghiệp chiếm 62,6%, trong đó sử dụng phần lớn vào trồng lúa nước 8.169 ha, nuôi trồng thủy sản 854 ha và trồng rừng sản xuất, trồng những cây có giá trị kinh tế cao như vải, nhãn… 632 ha. Do quá trình đô thị hóa, nhu cầu SDĐ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và những dự án phát triển KT-XH nên loại đất nông nghiệp luôn có xu hướng biến động giảm, dịch chuyển sang đất phi nông nghiệp. Từ năm 2005 đến 2010, mặc dù đưa thêm 165,05 ha đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn bị giảm đi 71,06 ha so với năm 2005. Đây là sự biến động lớn nhất trong các loại đất đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện đã dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Hiện nay toàn huyện vẫn còn hơn 400 ha đất chưa sử dụng, diện tích đất này một phần là đất bãi ven các sông ngòi thường xuyên bị ngập nước, phần còn lại là đất đồi núi cao có độ dốc lớn [69] (chi tiết tại Bảng 2.2.2.).

Bảng 2.2.2. Biến động cơ cấu đất đai năm 2010 so với năm 2005 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính: ha

Mục đích SDĐ Diện tích

năm 2010 DT năm So với năm 2005 2005

Tăng(+) Giảm(-)

Tổng diện tích tự nhiên 20554.41 20554.41 0

Đất nông nghiệp NNP 12911.47 12982.53 -71.06

Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11385.88 11625.89 -240.01

Đất trồng cây hàng năm CHN 9003.95 9255.94 -251.99

Đất trồng lúa LUA 8168.64 8395.76 -227.12

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 123.48 150.32 -26.84 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 711.83 709.86 1.97

Đất trồng cây lâu năm CLN 2381.93 2369.95 11.98

Đất lâm nghiệp LNP 631.61 668.12 -36.51 Đất rừng sản xuất RSX 631.61 579.68 51.93 Đất rừng phòng hộ RPH 51.20 -51.2 Đất rừng đặc dụng RDD 37.24 -37.24 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 853.68 649.20 204.48 Đất làm muối LMU 0.00 0 Đất nông nghiệp khác NKH 40.30 39.32 0.98

Đất phi nông nghiệp PNN 7182.65 6946.54 236.11

Đất ở OTC 2734.57 2535.96 198.61

Đất ở tại nông thôn ONT 2659.13 2462.40 196.73

Đất ở tại đô thị ODT 75.44 73.56 1.88

Đất chuyên dùng CDG 3293.76 3251.91 41.85

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS 37.35 31.77 5.58

Đất quốc phòng CQP 42.25 39.70 2.55

Đất an ninh CAN 84.35 81.93 2.42

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK 195.28 174.40 20.88

Đất có mục đích công cộng CCC 2934.53 2924.11 10.42

Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 58.05 57.96 0.09

Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 257.84 254.03 3.81 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

SMN 833.17 841.42 -8.25

Đất phi nông nghiệp khác PNK 5.26 5.26 0

Đất chƣa sử dụng CSD 460.29 625.34 -165.05

Đất bằng chưa sử dụng BCS 257.58 298.72 -41.14

Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 176.74 298.98 -122.24

Núi đá không có rừng cây NCS 25.97 27.64 -1.67

Thứ hai, Dân số và lao động và việc làm: Năm 2005 dân số trung bình của huyện Tân Yên có 165.695 người, chiếm 9,3% dân số cả tỉnh, mật độ dân số bình quân 811 người/km2

và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã. Xã cao nhất là thị trấn Nhã Nam 2.444 người/km2 và thấp nhất là xã Phúc Hoà 568 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Tân Yên được ổn định ở mức xấp xỉ 1,11% (chi tiết tại Bảng 2.2.3.).

Bảng 2.2.3 - Dân số trung bình qua các năm của Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo địa bàn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 165695 81176 84519 8370 157325 2006 167536 82527 85009 9020 158516 2007 169398 82422 87176 9751 159847 2008 171280 83327 88453 10549 161231 2009 173184 84242 89942 11405 162779 2010 175108 85167 90941 12257 163851

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2010

Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2005 là 81.522 người, chiếm 49,2% tổng dân số và khoảng 8,5% tổng số lao động toàn tỉnh, trong đó lao động hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước có 2.600 người, chiếm 3,2% tổng số lao động .

Thực hiện các chương trình, mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, trong 5 năm từ năm 2005 đến 2010 đã tạo việc làm mới cho 14.648 lao động; xuất khẩu lao động 2.919 người; đào tạo nghề cho 8.207 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%. Trong 5 năm đã huy động trên 130 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, ổn định đời sống, hỗ trợ cho 520 hộ nghèo cải thiện nhà ở, cơ bản hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 ước còn 6,34%, không còn hộ chính sách nghèo [29].

Thƣ ba. Cơ sở hạ tầng kinh tế: Các tuyến giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều dài khoảng 1.206 km, gồm: 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 70km (đường 284 dài 24km, đường 295 dài 17km, đường 272 dài 7km, đường 287 dài 15km, đường 297

dài 7km); 6 tuyến đường huyện lộ dài 48km (đường Cao thượng – Tân Sỏi dài 6,5km, Kênh chính Phúc Sơn – Quế Nham dài 16km, đường Việt Lập – Liên Chung dài 6km, đường Song Vân – Việt Tiến dài 5,5km, đường Cao Xá - Lam Cốt dài 10km, đường Quang tiến – Lan Giới dài 4km); còn lại là đường xã và giao thông nông thôn.

Trong những năm gần đây tỉnh, huyện quan tâm hơn đến đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện với hơn 50km đường tỉnh lộ được nâng cấp dải bê tông át phan hoặc dải nhựa. Phong trào cứng hóa đường giao thông nông thôn những năm 2001 – 2005 phát triển mạnh, đến nay đã cứng hóa 630,0 km đường bê tông nông thôn, chiếm tỷ lệ cao (52,0 % số km đường giao thông trên địa bàn). Tuy nhiên, đường đất vẫn còn chiếm tỷ lệ cao với 42 % số km đường giao thông trên địa bàn [30] (chi tiết tại Bảng 2.2.4. ).

Bảng 2.2.4. Hệ thống giao thông của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính: Km

Kết cấu đƣờng Chiều dài Tỷ lệ

Thảm bê tông át phan 25,0 2,07

Nhựa 31,0 2,6

Đá dăm 31,0 2,6

Bê tông 630,0 52,0

Đất 506,0 42,0

Tổng số 1.206 100,0

Nguồn: Phòng hạ tầng kinh tế huyện Tân Yên - Tính đến 01/12/2010

2.3. Điều tra thu thập số liệu thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Để có số liệu phục vụ nghiên cứu, Tác giả đã thực hiện điều tra, phỏng vấn thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên theo phương pháp sau đây:

Về số liệu thứ cấp: Luận văn thu thập từ các báo cáo tổng kết của các cơ quan QLNN về đất đai từ trung ương đến địa phương; các bài viết về các sự kiện có tính chất điển hình trong QLĐĐ nhằm đưa ra bài học kinh nghiệm QLNN về đất đai cho Chính quyền huyện Tân Yên. Luận văn thu thập số liệu thông qua báo cáo tổng hợp

của Huyện ủy, UBND huyện, các phòng ban chức năng, UBND xã thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian từ năm 2005 đến nay làm cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên.

Về số liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng phiếu hỏi nhằm điều tra các thông tin liên quan đến thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên. Luận văn thực hiện 15 cuộc phỏng vấn đối với những công chức trực tiếp QLNN về đất đai tại UBND huyện và xã thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Thời gian điều tra và phỏng vấn tiến hành trong 2 tháng, từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 2011

(chi tiết tại Bảng 2.3.1.)

Bảng 2.3.1. Mô tả điều tra nghiên cứu bằng phiếu hỏi

Bƣớc Dạng Phƣơng pháp Kỹ thuật Thời gian

1 Sơ bộ 1 Khảo sát Thảo luận tay đôi n = 5- 10

15/4/2011

2 Sơ bộ 2 Hiệu chỉnh Phiếu điều tra sơ bộ n = 10- 15

5/5/2011 - 10/5/2011

3 Chính thức Định lượng Phiếu điều tra trực

tiếp n =100- 200 15/5/2011 –30/5/2011 Đối tượng điều tra: Thực hiện 120 phiếu điều tra đối tượng là hộ gia đình và cá nhân SDĐ tại 12 xã (theo phiếu điều tra tại phụ lục 03), với các câu hỏi cụ thể và ý kiến của người trả lời được thiết kế dưới dạng “có”, “không”. Thực hiện 20 phiếu điều tra các đối tượng là tổ chức, DN sử dụng đất (theo phiếu điều tra tại phụ lục 05), với các câu hỏi cụ thể, ý kiến của người trả lời được thiết kế dưới dạng cấu hỏi “có”, “không”. Phỏng vấn trực tiếp 15 cuộc theo nội dung được chuẩn bị trước đối với các công chức QLNN về đất đai với thời lượng từ 30 đến 45 phút (theo mẫu phỏng vấn tại

phụ lục 01). Quy trình điều tra, phỏng vấn được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1, thực hiện nghiên cứu sơ bộ, khảo sát được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi từ 5 đến 10 người, để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu, dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết. Kết quả của quá trình nghiên cứu này sẽ là một bảng câu hỏi và dàn bài phỏng vấn trực tiếp về hành vi quản lý, SDĐ và

mức độ nhận biết đối với QLNN về đất đai.

Bước 2, tiến hành thêm một nghiên cứu sơ bộ nhằm kiểm tra, hiệu chỉnh. Tại lần này sử dụng phiếu hỏi thử trực tiếp khoảng 10...15 người, nhằm xác lập tính logic của bảng câu hỏi hay để loại bớt những vẫn đề xem là thứ yếu và không đáng quan tâm.

Bước 3, đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức, với kỹ thuật thu thập dữ liệu phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp nhưng theo dàn bài đã được hiệu chỉnh. Sau khi thực hiện cho kết quả điều tra thô về thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Các dữ liệu thu thập này sẽ được xử lý, tổng hợp. Kết quả sau xử lý được dùng để phân tích và đánh giá công tác thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Kết quả điều tra chính thức, Luận văn thu được 15 ý kiến của công chức thực thi công tác QLNN đối với đất đai. 105 phiếu điều tra đối với các HGĐ & CN (tỷ lệ: 105/120); 20 phiếu đối với DN (tỷ lệ: 20/20). Kết quả thu thập ý kiến và phỏng vấn được tổng hợp tại phụ lục 02; phiếu điều tra, phiếu hỏi đối với các HGĐ & CN được tổng hợp chi tiết tại Phụ lục 04; phiếu điều tra, phiếu hỏi đối với các doanh nghiệp SDĐ được tổng hợp tại Phụ lục 06.

2.4. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai tại huyện Tân Yên , tỉnh Bắc Giang

2.4.1. Thi hành pháp luật trong công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Quy hoạch SDĐ đầu tiên “Quy hoạch, kế hoạch SDĐ huyện Tân Yên - tỉnh Bắc

Giang giai đoạn 1998 - 2010” đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt từ năm 1998.

Năm 2001 quy hoạch SDĐ giai đoạn 2001 - 2010 của 24/24 xã, thị trấn đã được phê duyệt dựa trên các căn cứ quy định tại Luật Đất đai năm 1993. Hệ thống Quy hoạch của huyện và xã đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 1998 - 2000 và 2000 - 2005, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch SDĐ 5 năm và hàng năm. Đến năm 2006 tình hình KT-XH cũng như SDĐ trên địa bàn huyện Tân Yên đã có nhiều thay đổi. Cùng với sự ra đời của LĐĐ 2003 thay thế Luật Đất đai năm 1993 đòi hỏi phải có những dự báo sát hơn trong giai đoạn tiếp theo. Để đáp ứng

các yêu cầu và khắc phục những hạn chế nảy sinh, UBND huyện Tân Yên lập và đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt “Điều chỉnh bổ sung quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) và định hướng đến 2020 của huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang" được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2007 về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch SDĐ đến năm 2010 và kế hoạch SDĐ 5 năm (2006-2010). UBND huyện Tân Yên cũng chỉ đạo các xã, thị trấn lập điều chỉnh quy hoạch SDĐ các xã, thị trấn giai đoạn 2006 – 2015. Quy hoạch SDĐ của huyện và xã là công cụ quan trọng thiết yếu giúp chính quyền thực hiện chức năng QLNN về đất đai trên địa bàn, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển KT- XH trong kế hoạch 2005 - 2010, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch SDĐ 5 năm và hàng năm [69].

Nhìn chung, công tác lập và quản lý quy hoạch tại huyện Tân Yên thực hiện theo Luật, nhưng còn mang tính hình thức và kết quả còn hạn chế thể hiện ở các mặt:

Một là, Đến nay, toàn huyện mới có 01 đơn vị (UBND thị trấn Nhã Nam) lập

được quy hoạch chi tiết, các xã còn lại mới lập được quy hoạch chung. Pháp luật quy định: “quy hoạch SDĐ phải được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch SDĐ của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất”. Nhưng hầu hết các xã chưa có bản đồ địa chính nên việc lập quy hoạch SDĐ chi tiết gặp khó khăn và chưa thực hiện được [59].

Hai là, Nội dung quy hoạch còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch SDĐ với quy hoạch KT-XH và quy hoạch chuyên ngành khác như quy hoạch giao thông, xây dựng. Quy trình lập quy hoạch chưa đảm bảo, thiếu tính định hướng của quy hoạch cấp huyện cho quy hoạch cấp xã. Pháp luật quy định:“quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp trên; quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu SDĐ của cấp dưới”. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc này còn mang tính hình thức, khi xây dựng quy hoạch, mỗi xã đều có những lý lẽ riêng về nhu cầu phân bổ chỉ tiêu SDĐ của địa phương mình như: để đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương... và huyện cũng chưa có được những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)