chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất
Thực tiễn tại Tân Yên, để có quỹ đất giao, cho thuê phục vụ các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn theo thẩm quyền của UBND huyện và UBND tỉnh đều phải thông qua thu hồi đất. Từ năm 2005 đến 2010, UBND huyện đã quyết định thu hồi 216,4 ha đất của 6.238 hộ trong đó: đất ở 0,8 ha; đất nông nghiệp 214,4 ha, đất khác 1,2 ha để chuyển mục đích, giao đất cho tổ chức, HGD&CN sử dụng vào làm đất ở, sản xuất kinh doanh, xây dựng trụ sở, làm đường giao thông ....Đã giao đất ở cho HGD&CN 3.864 lô, diện tích 42,8 ha, trong đó: giao đất ở không qua hình thức đấu giá là 62 lô, diện tích 1,2 ha; giao đất theo hình thức đấu giá 3.802 lô, diện tích 41,6 ha; giao 24,6 ha đất cho 22 tổ chức để xây dựng trụ sở và các công trình công cộng phục vụ phát triển KT-XH. UBND huyện đã quyết định cho 52 HGD&CN thuê đất, diện tích 16,8 ha; cho 27 tổ chức thuê 22,8 ha đất để xây dựng cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh; cho chuyển mục đích đất trồng cây hàng năm sang nuôi thủy sản 94,23 ha, cho chuyển mục đích đất trồng cây hàng năm sang trồng cây ăn quả lâu năm 3,64 ha; UBND các xã, thị trấn làm thủ tục đăng ký chuyển mục đích sản xuất cho 265 hộ với diện tích 125 ha [59].
Nhìn chung, công tác thu hồi, cho phép chuyển mục đích sử dụng, giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Luật, tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc và bất cập:
Một là, Về giao đất: Giao đất ở cho HGD&CN không thông qua hình thức đấu giá QSD đất kết quả thấp. Trên địa bàn có 453 hộ gia đình có đơn xin giao đất ở, 56 hộ có đơn đề nghị giao đất nông nghiệp. UBND huyện giao cho UBND xã xét nhu cầu giao đất của hộ gia đình cá nhân, đồng thời bố trí quỹ đất trình UBND huyện quyết định giao đất. Do không có quỹ đất để giao nên từ năm 2005 đến hết 2010 mới giao được 62 lô đất ở cho 62 HGD&CN với diện tích 1,2 ha. Việc ban hành chính sách và thực hiện hạn mức giao đất ở khu vực nông thôn chưa phù hợp. Hạn mức giao đất ở khu vực nông thôn được UBND tỉnh quy định là không quá 250m2/01 hộ. Trên thực tế tại Tân Yên, các hộ gia đình ở nông thôn được giao đất ở với diện tích chỉ từ 120m2
những hộ gia đình nông thôn có diện tích đất ở chật hẹp, không đảm bảo cho các điều kiện sinh hoạt (xem kết quả điều tra phỏng vấn tại phụ lục 02, 04). Việc giao đất ở trái thẩm quyền vẫn diễn ra ở nhiều xã, thị trấn như: Lam Cốt 23 lô, 2800m2
; Đại Hóa 15 lô, 220m2; Tân Trung 6 lô, 720m2, An Dương 10 lô, 1200m2 [54]; [55].
Hai là, Về cho thuê đất: Tình trạng UBND xã cho HGD&CN thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp với thời hạn trên 5 năm vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Nhiều trường hợp UBND xã cho thuê đất không xác định thời hạn, không có văn bản, hợp đồng thuê đất; có xã còn để cho trưởng thôn hoặc đại diện các ngành đoàn thể xã, thôn cho thuê đất. Từ năm 2005 - 2010, UBND các xã, thị trấn đã cho 9.320 HGD&CN thuê đất để sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản với diện tích 520,4 ha; các thôn cho 1.800 HGD&CN thuê đất để sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản với diện tích 168,4 ha, thời hạn thuê từ 10 năm trở lên [59]. Để xử lý việc cho thuê đất trái thẩm quyền, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thanh lý hợp đồng cho thuê đất không đúng thẩm quyền, thời hạn để cho thuê lại theo đúng quy định. Từ năm 2006 đến 2010, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang mới thanh lý hợp đồng cũ và cho thuê mới theo quy định của pháp luật được với 908 HGD&CN, diện tích 57,03 ha (Nguồn: Phòng TN&MT
huyện Tân Yên năm 2010). Do không có nguồn kinh phí nên không thể thanh lý các hợp
đồng trước thời hạn để cho thuê đất theo đúng thẩm quyền và thời hạn quy định.
Ba là, Về thu hồi đất: Tiến độ thực hiện thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tếchậm, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại của người dân về trình tự thủ tục thu hồi đất, giá cả bồi thường và chính sách hỗ trợ, tái định cư. Thủ tục kiểm tra xác định nội dung kê khai, nguồn gốc đất đai, thời điểm SDĐ đối với các trường hợp người SDĐ không có giấy tờ về QSD đất do hội đồng bồi thường GPMB một số dự án thực hiện không đảm bảo, thậm chí còn thiếu trách nhiệm dẫn đến lập phương án bồi thường không chính xác, thiếu thống nhất giữa các trường hợp có chung điều kiện SDĐ như nhau. Thực tiễn khi tiến hành kiểm tra xác định nguồn gốc đất đai, thời điểm SDĐ của các trường hợp người SDĐ không có giấy tờ về QSD đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB chỉ làm việc với chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã nơi có đất để xác định nguồn gốc, thời điểm SDĐ làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nên nhiều trường hợp người
đang sử dụng đất không được kê khai, không được làm thủ tục bồi thường theo quy định; nhiều trường hợp ý kiến nhận xét, xác nhận của chủ tịch UBND xã chưa đảm bảo khách quan, chính xác. Trong quá trình thu hồi đất tình trạng khiếu kiện không nhất trí giá bồi thường thường diễn ra căng thẳng vì người dân cho rằng khung giá đất của tỉnh ban hành thấp hơn nhiều so với giá thị trường [59](kết quả điều tra xem Phụ lục 04). Nhiều dự án do nhà đầu tư tự nhận chuyển nhượng QSD đất để thực hiện dự án bị dở dang, không thực hiện được do chỉ còn một phần đất nhà đầu tư không tự thỏa thuận và nhận chuyển nhượng được với người SDĐ. Hiện tượng người dân khai khống về hoa màu, công trình để lấy tiền bồi thường diễn ra khá phổ biến nhất là đối với các công trình có nguồn vốn từ ngân sách. Cán bộ GPMB thường làm ngơ vì muốn xong việc, đơn vị thi công thì cần đất để đầu tư xây dựng và có lãi từ công trình nên cũng lờ đi [59]. Vấn đề này cũng dễ dẫn đến tiêu cực và làm méo mó luật pháp, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.