Thi hành pháp luật trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 77 - 78)

quyền sử dụng đất.

Pháp luật về đăng ký, cấp giấy CNQSD đất quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục đăng ký, cấp giấy CNQSD đất làm căn cứ thực hiện tốt công tác đăng ký, cấp giấy CNQSD đất cho tổ chức, HGD&CN trên địa bàn. Từ 2005 – 2010, huyện Tân Yên đã lập thủ tục đăng ký, cấp 34.325 giấy CNQSD đất cho HGD&CN với diện tích 4.184,59 ha, trong đó: Đất ở nông thôn 5.173 giấy, diện tích 226,80 ha; đất ở đô thị 1.982 giấy, diện tích 55,13 ha; đất nông nghiệp 27.024 giấy, diện tích 3.881,66 ha; đất lâm nghiệp 78 giấy, diện tích 16,70 ha; đất cộng đồng dân cư 68 giấy, diện tích 4,3 ha [59].Tuy nhiên việc đăng ký, cấp giấy CNQSD đất còn có những khó khăn, bất cập:

Một là, Chưa cấp được giấy CNQSD đất cho người SDĐ đất ổn định, không có tranh chấp và người SDĐ được giao đất trái thẩm quyền từ trước khi LĐĐ 2003 có hiệu lực pháp luật do người SDĐ được giao trái thẩm quyền không cung cấp được tài liệu chứng minh đã nộp tiền vào ngân sách; trong sổ thu ngân sách xã không ghi tên người SDĐ; UBND xã không trích sổ thu hoặc trích sổ thu nhưng lại không đúng tên người đăng ký cấp giấy CNQSD đất. Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp từ trước thời điểm LĐĐ 2003 có hiệu lực pháp luật, nay phù hợp với quy hoạch nhưng UBND xã không xác nhận đơn đăng ký cấp GCNQSD đất do chưa có phiếu lấy ý kiến của khu dân

cư về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất hoặc việc lấy ý kiến về nguồn gốc, thời điểm SDĐ thiếu khách quan, chính xác. Theo số liệu thống kê của phòng TN&MT huyện năm 2005, toàn huyện có 3.455 hộ SDĐ ở chưa được cấp giấy CNQSD đất lần đầu, trong đó có 1.957 hộ SDĐ do lấn chiếm đất, hoặc được giao đất trái thẩm quyền từ trước khi LĐĐ 2003 có hiệu lực pháp luật. Từ năm 2005 đến năm 2010, huyện Tân Yên mới cấp được 540 GCN cho các trường hợp đã thống kê nêu trên.

Hai là, Việc chỉnh lý biến động đất đai trong trường hợp cho phép chuyển mục

đích SDĐ và thu hồi đất chậm thực hiện chủ yếu do người SDĐ không kê khai đăng ký hoặc người sử dụng đất đang thế chấp giấy CNQSD đất tại Ngân hàng;

Ba là, Quy định tài chính đối với người SDĐ còn nhiều bất cập, nhiều khoản thu

chồng chéo (nộp tiền SDĐ, thuế chuyển QSD đất, lệ phí trước bạ về nhà đất, lệ phí địa chính) dẫn đến mức thu khá lớn nên nhiều hộ dân không có khả năng thanh toán tiền để lấy giấy chứng nhận QSDĐ. Một số hộ dân chưa có nhu cầu giao dịch nhà đất cũng sinh tâm lý đắn đo không tới nhận “sổ đỏ”. Theo số liệu thống kê của Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Tân Yên, đến năm 2010, huyện Tân Yên vẫn còn 1.300 giấy CNQSDĐ chưa có người nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)