Thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 83)

tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Trong thời gian từ năm 2005 đến 2010, trên địa bàn huyện Tân Yên đã tiếp nhận và giải quyết 1.395 vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, trong đó cấp xã 1.221 vụ, cấp huyện 174 vụ [59].Các đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai phát sinh trên

địa bàn nhìn chung được giải quyết kịp thời. Tuy nhiên thực tiễn thi hành pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai còn có những khó khăn, bất cập:

Một là, Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND hay

của tòa án nhân dân huyện trong nhiều vụ việc chưa thống nhất nên còn có tình trạng đùn đẩy, né tránh giải quyết gây bức xúc trong nhân dân. Toà án nhân dân huyện chỉ giải quyết các vụ án có liên quan đến đất đai nếu như đương sự là người khởi kiện có các giấy tờ hợp pháp về đất đai. Một số vụ việc tranh chấp đất đai, để xác định thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên phải chủ trì cùng với các cơ quan như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện họp bàn để thống nhất.

Hai là, Do pháp luật chưa gắn chặt trách nhiệm trong việc hòa giải các tranh chấp

đất đai nên khi hiện chức năng hòa giải tranh chấp đất đai ở một số vụ việc, chủ tịch UBND xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện qua loa cho xong việc, chưa có trách nhiệm nghiên cứu tìm ra phương pháp hòa giải phù hợp nên chất lượng hiệu quả hòa giải thấp.

Ba là, Chưa có giải pháp hữu hiệu giải quyết trường hợp sau khi đã hòa giải thành

nhưng một hoặc các bên tranh chấp không đồng ý và không thực hiện biên bản hòa giải. Để giải quyết tình trạng trên, tại huyện Tân Yên có nơi UBND xã tổ chức hòa giải lại, có nơi UBND xã lập biên bản hòa giải không thành để cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Bốn là, Việc áp dụng các căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai không thống nhất.

Pháp luật hiện nay đưa ra 6 căn cứ để cơ quan nhà nước áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đất đai nhưng không hướng dẫn cụ thể nguyên tắc áp dụng các căn cứ này thế nào; trường hợp một hoặc nhiều căn cứ áp dụng có mâu thuẫn với nhau thì áp dụng ra sao. Hiện nay, huyện Tân Yên khi giải quyết tranh chấp đất đai áp dụng các căn cứ này theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 6, tuy nhiên vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình áp dụng vào thực tiễn giải quyết.

Năm là, Việc xác định nội dung đơn của công dân còn mâu thuẫn do các văn bản

áp dụng phức tạp và không thống nhất. Theo quy định của Luật Khiếu nại Tố cáo thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định hành chính, do đó khi công dân không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có đơn thì được xác định là đơn khiếu nại. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật đất đai thì quyết định giải quyết tranh chấp đất

đai không là đối tượng khiếu nại. Thực tế tại Tân Yên nếu người có đơn không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là người có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trước đó (người khởi kiện) thì hướng dẫn gửi đơn đến Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết; nếu người có đơn không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp là người không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trước đó (người bị kiện) thì xác định là đơn khiếu nại và thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)